|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hiệu ứng khó - dễ (Hard–easy Effect) là gì? Nội dung về hiệu ứng khó - dễ

10:28 | 28/11/2019
Chia sẻ
Hiệu ứng khó - dễ (tiếng Anh: Hard–easy Effect) được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1977 bởi các nhà tâm lí học Sarah Lichtenstein và Baruch Fischhoff.
Hard–easy Effect

Hình minh họa

Hiệu ứng khó - dễ (Hard–easy Effect)

Khái niệm

Hiệu ứng khó - dễ trong tiếng Anh là Hard–easy Effect; còn được gọi là hiệu ứng phân biệt đối xử (discriminability effect) hoặc hiệu ứng khó khăn (difficulty effect).

Hiệu ứng khó - dễ là sự lệch lạc về nhận thức, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi mọi người được yêu cầu trả lời câu hỏi và sau đó đưa ra khả năng câu trả lời của họ là chính xác, họ liên tục đánh giá quá cao độ chính xác của họ đối với các câu hỏi khó và đánh giá thấp độ chính xác đối với những câu hỏi dễ hơn.

Nội dung về hiệu ứng khó - dễ

Hiệu ứng khó - dễ được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1977 bởi các nhà tâm lí học Sarah Lichtenstein và Baruch Fischhoff. Nhiều lí thuyết đã được đưa ra trong nhiều năm để giải thích nguyên nhân của sự lệch lạc này, bao gồm các cơ chế nhận thức có hệ thống. 

Mặc dù nhiều nhà tâm lí học đã thừa nhận hiện tượng này và đã có các nghiên cứu và thí nghiệm quan trọng được thực hiện về đề tài này nhưng một số người đã bày tỏ sự nghi ngờ về sự tồn tại của nó, chỉ trích phương pháp được sử dụng trong các nghiên cứu này và giải thích rằng sự lệch lạc có thể là do định kiến của người làm thí nghiệm, lỗi ngẫu nhiên và các hiện vật thống kê.

Điều đáng chú ý ở đây là có những bằng chứng cho thấy sự thiếu tự tin có thể nảy sinh khi độ mạnh của chứng cứ thì thấp mà độ tin cậy của nguồn thì cao. Lấy ví dụ, một bức thư giới thiệu có mức độ tích cực vừa phải từ một nguồn rất tin cậy có thể đưa đến sự thiếu tự tin về khả năng của ứng viên, ngược lại trong trường hợp thư tham chiếu có mức độ rất tích cực từ một nguồn đáng ngờ lại có khả năng dẫn đến tâm lí quá tự tin.

(Tài liệu tham khảo: thedecisionlab.com)

Ví dụ về các câu hỏi trong nghiên cứu về hiệu ứng khó - dễ

Những câu hỏi về ý kiến và sở thích

a. Bạn thích rượu Whisky ngô hay rượu Whisky của Scotchen?

b. Bạn có thích hoãn nghĩa vụ quân sự cho tất cả những ính viên sau đại học khi còn học trong trường không phân biệt ngành học?

c. Bạn có chấp nhận trò chơi 50-50 trong đó bạn có thể thua $50 hoặc thắng $100?

Ngoài ra còn có một số câu hỏi về Trung Đông, quyền tham gia các hiệp hội, số lượng Bác sĩ được liệt kê trong danh bạ, sinh viên tốt nghiệp tiến sĩ, số lượng trứng được sản xuất, số lượng xe hơi nhập khẩu, số thuế thu được.

Với những câu hỏi không chắc chắn: Cung cấp các giá trị tương ứng với các phân vị 0.01, 0.25, 0.50, 0.75, 0.99,... ta có bảng phân bổ như sau:

1

Ta nhận thấy các khoảng tứ phân vị PR3, PR4 và các khoảng mở PR1, PR6 nếu ước lượng chính xác thì 50% câu trả lời đúng sẽ nằm trong những khoảng tứ phân vị này. Hàng cuối của bảng 6.2 chỉ ra tần suất kì vọng, hay số lần kì vọng sẽ nằm trong khoảng cụ thể (tính trên 1000 - vì có 10 câu hỏi, mỗi câu hỏi ở dạng tỉ lệ phần trăm).

Hai cột giữa, mỗi cột kì vọng chứa 250 số câu trả lời đúng (nghĩa là có 25% tổng số lần) và tổng cộng là 500 câu trả lời cho 10 khoảng tứ phân vị ứng với 10 câu hỏi. Nhưng thực tế là chỉ có 334 câu trả lời đúng nằm trong khoảng này, thấp hơn nhiều so với kì vọng 500 câu. Như vậy một kết luận được rút ra: đây là trường hợp quá tự tin ở mức độ vừa phải.

(Tài liệu tham khảo: TÀI CHÍNH HÀNH VI, Tâm lí học, Ra quyết định, và Thị trường, Lucy FAckert, Richard Deaves, NXB Kinh Tế TP.HCM)

Tường Vy