|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hiệu ứng thay thế (Substitution effect) là gì? Nội dung về hiệu ứng thay thế

09:24 | 16/10/2019
Chia sẻ
Hiệu ứng thay thế (tiếng Anh: Substitution effect) là sự sụt giảm doanh số của một sản phẩm có thể được qui rằng khi giá của sản phẩm này tăng thì người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế rẻ hơn.
Untitled

Hình minh họa

Hiệu ứng thay thế

Khái niệm

Hiệu ứng thay thế trong tiếng Anh là Substitution effect.

Hiệu ứng thay thế (Substitution effect) là sự sụt giảm doanh số của một sản phẩm có thể được qui rằng khi giá của sản phẩm này tăng thì người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế rẻ hơn.

Một sản phẩm có thể mất thị phần vì nhiều lí do, nhưng hiệu ứng thay thế hoàn toàn phản ánh tính căn cơ. Ví dụ: Nếu một thương hiệu tăng giá, một số người tiêu dùng sẽ lựa chọn một mặt hàng khác rẻ hơn. Nếu giá thịt bò tăng thì người tiêu dùng sẽ ăn nhiều thịt gà hơn.

Nội dung về hiệu ứng thay thế

Hiệu ứng thay thế không chỉ được nhìn thấy trong hành vi của người tiêu dùng. Một nhà sản xuất phải đối mặt với việc tăng giá cho một sản phẩm thiết yếu thì có thể chuyển sang phiên bản rẻ hơn được sản xuất bởi đối thủ nước ngoài. Nói chung, khi giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ tăng nhưng thu nhập của người mua vẫn giữ nguyên thì hiệu ứng thay thế sẽ có hiệu lực.

Vậy làm thế nào để sau đó công ty thoát khỏi được việc tăng giá của sản phẩm? Ngoài hiệu ứng thay thế ta còn có hiệu ứng thu nhập. Đó là một số khách hàng có thể được tăng khả năng chi tiêu và sẵn sàng mua một sản phẩm đắt tiền hơn. Thành công của một công ty trong việc đánh giá lại sản phẩm của mình được xác định một phần bởi hiệu ứng thay thế được bù lại bằng hiệu ứng thu nhập.

Hiệu ứng thay thế và hàng hóa thứ cấp

Có vẻ phi logic khi hiệu ứng thay thế có thể không được thấy khi các sản phẩm kém hơn về chất lượng tăng giá. Trên thực tế, một hàng hóa thứ cấp tăng giá thực sự có thể được hưởng mức tăng doanh số. Các sản phẩm biểu thị hiện tượng này được gọi là hàng hóa Giffen

Robert Giffen lưu ý rằng các mặt hàng chủ lực giá rẻ như khoai tây sẽ được mua với số lượng lớn hơn nếu giá của chúng tăng. Ông kết luận rằng những người có ngân sách cực kì hạn chế buộc phải mua nhiều khoai tây hơn vì giá tăng của chúng so với các mặt hàng chủ lực chất lượng cao là ngoài tầm với của họ.

Hàng hóa thay thế có thể là hàng hóa thay thế đầy đủ hoặc hàng hóa thứ cấp. Nhu cầu về hàng hóa thứ cấp sẽ tăng lên khi khả năng chi tiêu chung của người tiêu dùng giảm.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

TH