|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hiệu ứng thu hút (Backwash effects) là gì? Các cách thức dẫn đến hiệu ứng thu hút trong nền kinh tế

01:28 | 20/10/2019
Chia sẻ
Hiệu ứng thu hút (tiếng Anh: Backwash effects) là hiệu ứng xuất hiện khi sự tăng trưởng kinh tế trong một khu vực ảnh hưởng tiêu cực đối với sự tăng trưởng của các khu vực khác.
Untitled

Hình minh họa

Hiệu ứng thu hút (Backwash effects)

Khái niệm

Hiệu ứng thu hút (hay hiệu ứng ngược) trong tiếng Anh là Backwash effects.

Hiệu ứng thu hút (backwash effects) là hiệu ứng xuất hiện khi sự tăng trưởng kinh tế trong một khu vực ảnh hưởng tiêu cực đối với sự tăng trưởng của các khu vực khác. Nó chủ yếu biểu hiện ở các luồng di chuyển nhân tố sản xuất (thường là lao động và tư bản) từ các khu vực lân cận có tốc độ tăng trưởng thấp sang khu vực trung tâm có tốc độ tăng trưởng cao dẫn đến sự chênh lệch ngày càng lớn về trình độ phát triển giữa các vùng, khu vực địa lí trong nền kinh tế.

Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng thu hút

Nguyên nhân ở đây là hiệu quả sản xuất cao hơn khi các hoạt động sản xuất quần tụ với nhau và vì vậy khu vực có lợi thế ban đầu sẽ thu hút nhân tố sản xuất ở các khu vực khác về phía nó.

Ví dụ ở Việt Nam, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa với đa số các công ty được thành lập. Người dân khắp các tỉnh thành đều đổ dồn vào đây để làm ăn, sinh sống do cơ hội việc làm tốt hơn và tiền lương được trả hậu hĩnh hơn. Vì vậy, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh ngày càng phát triển tuy nhiên các khu vực khác thì kém phát triển hơn do các nhân tố sản xuất thấp dẫn đến nền kinh tế trong nước phát triển không đồng đều.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Các cách thức dẫn đến hiệu ứng thu hút trong nền kinh tế

Có năm cách thức chính dẫn đến hiệu ứng thu hút trong nền kinh tế: 

- Các quĩ nông thôn được đầu tư vào khu vực thành thị để tận dụng các hoạt động kinh doanh và thị trường hàng hóa và dịch vụ phát triển tương đối nhanh chóng.

- Chi tiêu trong thị trường thương mại và dịch vụ nông thôn giảm do cạnh tranh gia tăng từ các doanh nghiệp đô thị.

- Cư dân nông thôn chuyển đến các khu vực đô thị mở rộng để cải thiện khả năng tiếp cận việc làm và sự tiện nghi ở đô thị.

- Các công ty nông thôn trong giai đoạn đổi mới của vòng phát triển di chuyển đến các khu vực đô thị để hưởng lợi từ sự gần gũi với các dịch vụ chuyên ngành, nguồn lao động lành nghề và mở rộng thị trường.

- Và cuối cùng, ảnh hưởng của chính trị và chi tiêu của chính phủ có thể chuyển sang các lĩnh vực cốt lõi đang phát triển nhanh hơn.

(Tài liệu tham khảo: encyclopedia.com)

TH