Hiệu quả hoạt động (Operational Efficiency - OE) là gì? Ví dụ trong thị trường đầu tư
Hiệu quả hoạt động
Khái niệm
Hiệu quả hoạt động trong tiếng Anh là Operational Efficiency - OE.
Hiệu quả hoạt động (OE) là một đại lượng đo lường hiệu quả lợi nhuận kiếm được từ hoạt động kinh doanh, là một hàm của chi phí hoạt động.
Hiệu quả hoạt động càng lớn thì lợi nhuận của một công ty hoặc một khoản đầu tư càng cao. Điều này là do chủ thể kinh doanh tạo ra thu nhập hoặc lợi nhuận cao hơn cho cùng một khoản chi phí hoặc thấp hơn so với các lựa chọn kinh doanh thay thế.
Trong thị trường tài chính, hiệu quả hoạt động xảy ra khi chi phí giao dịch và các loại phí khác giảm.
Đặc điểm Hiệu quả hoạt động
Hiệu quả hoạt động trong thị trường đầu tư thường tập trung vào việc tối ưu các chi phí giao dịch liên quan đến khoản đầu tư.
Hiệu quả hoạt động trong thị trường đầu tư tương tự với hiệu quả hoạt động về sản xuất trong các hoạt động kinh doanh chung.
Các giao dịch hoạt động hiệu quả là những giao dịch được thực hiện với mức kí quĩ cao nhất, có nghĩa là nhà đầu tư trả phí thấp nhất để kiếm được lợi nhuận cao nhất.
Tương tự, các công ty tìm cách kiếm được biên lợi nhuận gộp cao nhất từ bán sản phẩm bằng cách sản xuất hàng hóa với chi phí thấp nhất.
Trong hầu hết các trường hợp, hiệu quả hoạt động có thể được cải thiện nhờ lợi thế kinh tế về qui mô, có nghĩa là mua thêm cổ phiếu trong một khoản đầu tư với chi phí giao dịch cố định để giảm phí trên mỗi cổ phiếu.
Thị trường được cho là hoạt động hiệu quả khi đạt được điều kiện cho phép người tham gia thị trường thực hiện giao dịch và nhận lại sản phẩm, dịch vụ với mức giá tương đương với chi phí thực tế cần thiết để sản xuất hay cung cấp ra chúng.
Thị trường hoạt động hiệu quả thường là hậu quả phụ của sự cạnh tranh, là yếu tố quan trọng cải thiện hiệu quả hoạt động cho người tham gia thị trường.
Các thị trường hoạt động hiệu quả có thể bị ảnh hưởng bởi các qui định mức phí trần để bảo vệ các nhà đầu tư khỏi việc trả phí quá cao. Một thị trường hoạt động hiệu quả cũng có thể được gọi là thị trường hiệu quả nội tại.
Hiệu quả hoạt động và thị trường hiệu quả hoạt động có thể giúp cải thiện hiệu quả tổng thể của danh mục đầu tư.
Thị trường đầu tư có hiệu quả hoạt động cao hơn có nghĩa là nguồn vốn có thể được phân bổ mà mà không có chi phí tạm thời bổ sung quá cao nhằ làm giảm lược đồ rủi ro/ phần thưởng của danh mục đầu tư.
Các quĩ đầu tư cũng được xem xét theo hiệu quả hoạt động toàn diện bằng tỉ lệ chi phí của quĩ. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ chi phí của các quĩ đầu tư là: chi phí giao dịch, chi phí quản lí và chi phí quản lí.
Các quĩ có tỉ lệ chi phí thấp hơn thường được coi là hoạt động tương đối hiệu quả hơn.
Năng suất và hiệu quả
Năng suất đóng vai trò là phép đo đầu ra, thường được biểu thị bằng số đơn vị sản phẩm trên mỗi một đơn vị thời gian (ví dụ: 100 đơn vị sản phẩm mỗi giờ).
Hiệu quả sản xuất thường liên quan đến chi phí sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm hơn là chi phí cho lượng đơn vị đã sản xuất.
Năng suất so với hiệu quả cũng có thể được áp dụng trong phân tích tính kinh tế theo qui mô.
Các chủ thể tìm cách tối ưu hóa mức sản xuất để đạt được hiệu quả kinh tế theo qui mô, đạt được trạng thái này sẽ làm giảm chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm và tăng lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Ví dụ về Hiệu quả hoạt động trong thị trường đầu tư
Các quĩ đầu tư quản lí nhiều tài sản hơn có thể đạt được hiệu quả hoạt động cao hơn do số lượng cổ phiếu được giao dịch trên mỗi giao dịch lớn hơn.
Thông thường, các quĩ đầu tư thụ động thường được cho là có hiệu quả hoạt động cao hơn so với các quĩ hoạt động do tỉ lệ chi phí của các quĩ này thấp hơn các quĩ khác.
Quĩ thụ động cung cấp rủi ro mục tiêu của thị trường mục tiêu thông qua việc sao chép các chỉ số thị trường, việc sao chép chỉ số thị trường có phát sinh chi phí giao dịch thấp hơn.
Các quĩ lớn có lợi thế kinh tế về qui mô hơn do mỗi giao dịch của các quĩ này có số lượng chứng khoán lớn hơn.
Trong các lĩnh vực khác, một số thay đổi về cấu trúc hoặc qui định có thể giúp các thành phần tham gia hoạt động hiệu quả hơn.
Năm 2000, Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ (CFTC) đã thông qua nghị quyết cho phép các quĩ thị trường tiền tệ là đủ điều kiện cho yêu cầu kí quĩ ngoài tiền mặt.
Thay đổi nhỏ này đã giúp giảm các chi phí không cần thiết khi giao dịch các quĩ thị trường tiền tệ đang lời (ITM) hay đang lỗ (OTM), giúp thị trường tương lai hoạt động hiệu quả hơn.
Các cơ quan quản lí tài chính Mỹ cũng đã áp đặt mức giới hạn phí bán hàng trần là 8,5% khoản tiền hoa hồng các quĩ tương hỗ.
Mức phí trần này giúp cải thiện hiệu quả giao dịch và lợi nhuận đầu tư cho các nhà đầu tư cá nhân.
(Theo Investopedia)