|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hiệp định Plaza (Plaza Accord) là gì? Nội dung của Hiệp định Plaza

15:10 | 25/09/2019
Chia sẻ
Hiệp định Plaza (tiếng Anh: Plaza Accord) là một thỏa thuận được kí vào năm 1985 bởi các nước Pháp, Đức, Mỹ, Anh và Nhật Bản, với mục đích chính là làm cho đồng đôla Mỹ giảm giá tương đối so với đồng yen Nhật và Deutsche mark của Đức.
v2-37690eac0c7c66f9c822fba5fcea51b4_1200x500

Hình minh họa. Nguồn: zhuanlan.zhihu.com

Hiệp định Plaza

Khái niệm

Hiệp định Plaza trong tiếng Anh là Plaza Accord hay còn gọi là Plaza Agreement.

Hiệp định Plaza là một thỏa thuận năm 1985 giữa các quốc gia G-5 bao gồm Pháp, Đức, Mỹ, Anh và Nhật Bản để thao túng tỉ giá hối đoái bằng cách khiến đồng đôla Mỹ giảm giá tương đối so với yen Nhật và đồng Deutsche mark của Đức.

Mục đích của Hiệp định Plaza là điều chỉnh sự mất cân bằng thương mại giữa Mỹ và Đức và giữa Mỹ và Nhật Bản, nhưng đã không thành công với trường hợp giũa Mỹ và Nhật Bản.

Nội dung của Hiệp định Plaza

Hiệp định Plaza khiến đồng yen và đồng Deutsche mark tăng giá đáng kể so với đồng đôla Mỹ. Đồng đôla Mỹ mất giá tới 50% so với đồng yen và Deutsche mark.

Hiệp định Plaza có mục đích là làm giảm giá đồng đôla Mỹ, và ba nước Mỹ, Nhật Bản và Đức đồng ý thực hiện các biện pháp cụ thể để đạt mục tiêu này. Mỹ lên kế hoạch cắt giảm thâm hụt liên bang, Nhật Bản nới lỏng chính sách tiền tệ và Đức thực hiện cắt giảm thuế.

Giai đoạn trước khi diễn ra Hiệp định Plaza, từ năm 1980 đến năm 1985, đồng đôla Mỹ được định giá cao hơn 50% so với đồng yen, Deutsche mark, franc Pháp và bảng Anh. Đồng đôla mạnh gây áp lực lên ngành công nghiệp sản xuất của Mỹ, khiến nhiều công ty lớn như Caterpillar và IBM phải vận động Quốc hội Mỹ can thiệp, dẫn đến Hiệp định Plaza.

Theo Hiệp định Plaza, Mỹ, Nhật Bản và Đức đều đồng ý can thiệp bất cứ khi nào cần thiết để giúp đẩy giá đồng đôla Mỹ xuống. Nhiều quốc gia đã không đạt được mục tiêu của họ, nhưng mục tiêu chung là giảm giá đồng đôla đã đạt thành công. Đồng đôla Mỹ giảm hơn 50% so với đồng yen và Deutsche mark trước cuối năm 1987.

Nhật Bản và Hiệp định Plaza

Hiệp định Plaza đã củng cố sự vị thế của Nhật Bản trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, đồng yen tăng giá có thể dẫn đến áp lực suy thoái cho nền kinh tế Nhật Bản. Đồng yen mạnh đã dẫn đến việc Nhật Bản gia tăng chính sách tiền tệ mở rộng, góp phần vào bong bóng tài sản vào cuối những năm 1980. 

Kết quả là, trong suốt những năm 1990 đến  2000, Nhật Bản đã trải qua thời kỳ tăng trưởng thấp và giảm phát.

Hiệp định Plaza đã thất bại trong việc làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Nhật Bản, dù nó đã làm giảm thâm hụt của Mỹ với các quốc gia khác. Dù hàng hóa của Mỹ lúc này cạnh tranh tốt hơn trên thị trường quốc tế, nhưng các hạn chế nhập khẩu của Nhật Bản vẫn khiến hàng hóa Mỹ khó thành công trên thị trường nước này.

Sự chấm dứt Hiệp định Plaza

Một thỏa thuận thứ hai, Hiệp định Louvre, được kí vào năm 1987 để ngăn chặn sự giảm giá của đồng đôla Mỹ. Một hậu quả không lường trước của Hiệp định Plaza là khiến Nhật Bản tăng cường giao thương và đầu tư tại Đông Á, khiến nước này giảm phụ thuộc vào Mỹ.

(Theo investopedia)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hằng Hà

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.