Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu (Paris Agreement / COP21) là gì? Cấu trúc của COP21
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu
Khái niệm
Hiệp định Paris trong tiếng Anh là Paris Agreement.
Hiệp định Paris là một thỏa thuận giữa các nhà lãnh đạo của hơn 170 quốc gia, nhằm giảm phát thải khí nhà kính và hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu xuống dưới 2 độ C, trên mức tiền công nghiệp vào năm 2100. Mức tăng lí tưởng nhất của Hiệp định này là giữ ở mức 1,5 độ C.
Hiệp định này còn được gọi là Hội nghị lần thứ 21 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, vì thế được gọi tắt là COP21.
Hội nghị kéo dài hai tuần này đã cho ra kết quả là Hiệp định Paris được kí vào tháng 12/2015. Tính đến tháng 11/2017, 195 thành viên UNFCCC đã kí thỏa thuận và 174 đã trở thành thành viên. Hiệp định Paris là sự thay thế cho Nghị định thư Kyoto năm 2005.
Một trong những kết quả quan trọng nhất của Hiệp định Paris 2015 là cả Mỹ và Trung Quốc ban đầu kí kết nhưng sau đó Mỹ đã xin rút. Mỹ và Trung Quốc cùng nhau chịu trách nhiệm cho khoảng 44% lượng khí thải toàn cầu: 30% do Trung Quốc và 14% do Mỹ. Tất cả các bên kí kết đều đồng ý với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính do nhiệt độ tăng và các rủi ro khác ảnh hưởng đến toàn thế giới. Một thành phần quan trọng khác của hiệp định là nó bao gồm các quốc gia phụ thuộc vào doanh thu từ sản xuất dầu khí.
Mỗi quốc gia tham dự Hội nghị các bên lần thứ 21 đã đồng ý cắt giảm lượng phát thải của mình theo một tỉ lệ phần trăm cụ thể dựa trên mức phát thải của một năm cơ sở. Ví dụ, Mỹ hứa sẽ cắt giảm tới 28% so với mức của năm 2005. Người ta quyết định rằng, mỗi quốc gia tham gia sẽ được phép xác định các ưu tiên và mục tiêu của riêng họ vì mỗi quốc gia có hoàn cảnh và khả năng khác nhau để thực hiện những thay đổi.
Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris
Vào ngày 1/6/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng, Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định Paris 2015. Trump lập luận rằng, hiệp định Paris sẽ làm suy yếu nền kinh tế trong nước và đặt quốc gia vào thế bất lợi vĩnh viễn. Việc rút của Mỹ không thể xảy ra trước ngày 2/11/2020 theo điều 28 của Hiệp định Paris. Cho đến lúc đó, Mỹ có thể phải đáp ứng các cam kết của mình theo thỏa thuận, chẳng hạn như báo cáo lượng khí thải của mình cho Liên Hợp Quốc.
Quyết định rút khỏi của Mỹ đã gặp phải sự lên án rộng rãi từ các công dân Mỹ và trên toàn thế giới, các tổ chức tôn giáo, doanh nghiệp, chính khách, nhà khoa học và nhà môi trường. Mặc dù đã rút, một số thống đốc tiểu bang Mỹ đã thành lập Liên minh khí hậu Mỹ và cam kết tiếp tục tuân thủ và thúc đẩy Hiệp định Paris.
Cấu trúc của Hiệp định Paris
Để thỏa thuận được ban hành, ít nhất 55 quốc gia chiếm ít nhất 55% lượng khí thải toàn cầu được yêu cầu tham gia. Sau khi lãnh đạo một quốc gia quyết định tham gia thỏa thuận, chính phủ trong nước chấp thuận hoặc thông qua luật trong nước là bắt buộc để quốc gia đó chính thức tham gia. Sự tham gia của những nước lớn này và Trung Quốc là chìa khóa để đạt mốc 55% (trong khi 24 nước tham gia ban đầu chỉ đóng góp 1% lượng khí thải toàn cầu). Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên đặt bút kí Hiệp định Pari vào ngày 22/4/2016.
Các nhóm hoạt động vì môi trường, vừa ủng hộ, vừa cảnh báo rằng Hiệp định này không đủ để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu vì các cam kết giảm phát thải carbon của các nước sẽ không đủ để đáp ứng các mục tiêu giảm nhiệt. Những chỉ trích khác liên quan đến những bất đồng về khoa học biến đổi khí hậu và khả năng giải quyết các tổn thất liên quan đến biến đổi khí hậu ở các quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất, như hầu hết các nước châu Phi, nhiều quốc gia Nam Á, và một số quốc gia Nam và Trung Mỹ.
Các bên kí kết được khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng như các đê biển để giảm thiểu tác động của sự nóng lên toàn cầu. Cứ sau 5 năm, các công ty phải báo cáo về tiến trình và kế hoạch cắt giảm khí thải nhà kính. Hiệp định Paris cũng yêu cầu các nước phát triển gửi 100 tỉ đô la mỗi năm cho các nước đang phát triển bắt đầu từ năm 2020, khi thỏa thuận có hiệu lực. Số tiền này sẽ tăng theo thời gian.
(Theo Investopedia)