|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Nghị định thư Kyoto (The Kyoto Protocol) là gì? Hiệu quả nửa vời của Nghị định thư

16:04 | 18/05/2020
Chia sẻ
Nghị định thư Kyoto (tiếng Anh: The Kyoto Protocol) là một thỏa thuận quốc tế nhằm giảm lượng khí thải carbon dioxide (CO2) và sự xuất hiện của khí nhà kính (GHG) trong khí quyển.
Nghị định thư Kyoto (The Kyoto Protocol) là gì? Hiệu quả nửa vời của Nghị định thư - Ảnh 1.

(Hình minh họa: Medium)

Nghị định thư Kyoto

Khái niệm 

Nghị định thư Kyoto trong tiếng Anh là The Kyoto Protocol.

Nghị định thư Kyoto là một thỏa thuận quốc tế nhằm giảm lượng khí thải carbon dioxide (CO2) và sự xuất hiện của khí nhà kính (GHG) trong khí quyển. Nguyên lí cơ bản của Nghị định thư Kyoto là các quốc gia công nghiệp hóa cần giảm lượng khí thải CO2. 

Nghị định thư được thông qua tại Kyoto, Nhật Bản vào năm 1997, khi khí nhà kính đang đe dọa nhanh chóng đến khí hậu, sự sống trên trái đất và chính hành tinh của chúng ta. Ngày nay, Nghị định thư Kyoto tồn tại dưới các hình thức khác và các vấn đề của nó vẫn đang được thảo luận. 

Nội dung về Nghị định thư Kyoto

Khái quát

Nghị định thư Kyoto yêu cầu các quốc gia công nghiệp cắt giảm khí thải nhà kính vào thời điểm mối đe dọa nóng lên toàn cầu đang gia tăng nhanh chóng. Nghị định thư được liên kết với Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC). Nó được thông qua tại Kyoto, Nhật Bản vào ngày 11/12/1997 và trở thành luật quốc tế vào ngày 16/2/2005.

Các quốc gia thông qua Nghị định thư Kyoto được chỉ định mức phát thải carbon tối đa trong các giai đoạn cụ thể và tham gia giao dịch tín chỉ carbon. Nếu một quốc gia phát thải nhiều hơn giới hạn được chỉ định, thì quốc gia đó sẽ bị phạt bằng việc nhận giới hạn phát thải thấp hơn trong giai đoạn sau. 

Nguyên tắc chính

Các nước phát triển, công nghiệp hóa đã hứa hẹn trong Nghị định thư Kyoto sẽ giảm trung bình 5,5% lượng khí thải hydrocarbon hàng năm vào năm 2012. Con số này sẽ chiếm khoảng 29% tổng lượng phát thải khí nhà kính trên thế giới. Mặc dù mục tiêu phụ thuộc vào từng quốc gia. 

Điều này có nghĩa là mỗi quốc gia có một mục tiêu khác nhau để đáp ứng vào năm đó. Các thành viên của Liên minh châu Âu (EU) cam kết cắt giảm 8% lượng khí thải, còn Mỹ và Canada hứa sẽ giảm lượng khí thải lần lượt là 7% và 6% vào 2012. 

Trách nhiệm của các nước phát triển so với các nước đang phát triển

Nghị định thư Kyoto công nhận rằng các nước phát triển chịu trách nhiệm chính cho mức độ phát thải GHG cao trong khí quyển hiện nay, và là do kết quả của hơn 150 năm hoạt động công nghiệp của các nước này. Do đó, Nghị định thư đặt gánh nặng lên các quốc gia phát triển nhiều hơn các quốc gia kém phát triển. 

Nghị định thư Kyoto yêu cầu 39 quốc gia công nghiệp hóa và EU cắt giảm khí thải GHG. Các nước đang phát triển được yêu cầu tuân thủ một cách tự nguyện và hơn 100 nước đang phát triển, gồm Trung Quốc và Ấn Độ, đã được miễn trừ hoàn toàn khỏi thỏa thuận Kyoto.

Nghị định thư Kyoto kết thúc vào năm 2012 với hiệu quả nửa vời

Phát thải toàn cầu vẫn tăng lên vào năm 2005, năm mà Nghị định thư Kyoto trở thành luật quốc tế. Mọi thứ dường dường như ổn thỏa đối với nhiều nước, bao gồm các nước EU. Họ đã lên kế hoạch để đáp ứng hoặc vượt qua mục tiêu của họ theo thỏa thuận vào năm 2011. 

Nhưng những nước khác thì vẫn không thể đáp ứng mục tiêu, thậm chí lượng phát thải của họ không những giảm mà còn tăng. Lấy Mỹ và Trung Quốc là ví dụ, đó là hai trong số những nước phát thải lớn nhất thế giới. Lượng khí nhà kính mà họ thải ra đã khiến nỗ lực giảm thải toàn cầu của các nước khác trở thành vô nghĩa. Trên thực tế, đã có sự gia tăng khoảng 40% lượng khí thải trên toàn cầu vào năm 2009.

Sửa đổi mở rộng Nghị định thư Kyoto tại Doha năm 2020

Vào tháng 12/2012, sau khi thời hạn cam kết đầu tiên của Nghị định thư kết thúc, các bên tham gia Nghị định thư Kyoto đã họp tại Doha, Qatar để thông qua một sửa đổi đối với thỏa thuận ban đầu của Kyoto. Sửa đổi Doha này đã bổ sung các mục tiêu giảm phát thải mới cho giai đoạn cam kết thứ hai, 2012-2020, cho các nước tham gia. 

Sửa đổi Doha đã có một giai đoạn tồn tại ngắn ngủi. Năm 2015, tại hội nghị thượng đỉnh phát triển bền vững được tổ chức tại Paris, tất cả những người tham gia UNFCCC đã kí một hiệp ước khác, Hiệp ước Paris về khí hậu, thay thế cho Nghị định thư Kyoto một cách hiệu quả hơn.  

Nghị định thư Kyoto ngày nay

Vào năm 2016, khi Hiệp định Khí hậu Paris có hiệu lực, Mỹ là một trong những động lực chính của thỏa thuận và Tổng thống Obama đã ca ngợi nó như là "một sự tôn vinh đối với lãnh đạo Mỹ". Là một ứng cử viên cho tổng thống vào thời điểm đó, Donald Trump chỉ trích thỏa thuận này là một thỏa thuận tồi tệ đối với người dân Mỹ và cam kết sẽ để Mỹ rút khỏi Hiệp định nếu ông trúng cử. 

Một bế tắc phức tạp

Năm 2019, cuộc đối thoại vẫn còn tồn tại những đã biến thành một vũng lầy phức tạp liên quan đến chính trị, tiền bạc, thiếu sự lãnh đạo, thiếu sự đồng thuận và quan liêu. Ngày nay, mặc dù có vô số kế hoạch nhưng một số hành động, giải pháp cho các vấn đề về khí thải GHG và sự nóng lên toàn cầu đã không được thực hiện. 

Hầu như tất cả các nhà khoa học nghiên cứu về bầu khí quyền hiện nay đều tin rằng, sự nóng lên toàn cầu chủ yếu là kết quả do hành động của con người. Sau đó, theo logic, những gì con người gây ra bởi hành vi của họ sẽ có thể được khắc phục bằng cách thay đổi hành vi của chính họ. Nhưng là một điều nản lòng đối với nhiều người, rằng hành động gắn kết để đối phó với cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu do người người gây ra vẫn chưa thực sự diễn ra. 

(Theo Investopedia)

Ích Y

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.