|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hệ thống thông tin sản xuất mức chiến thuật là gì? Các hệ thống

14:49 | 18/02/2020
Chia sẻ
Hệ thống thông tin sản xuất mức chiến thuật là hệ thống thông tin quản lí sản xuất trợ giúp các nhà quản lí điều khiển và kiểm soát quá trình sản xuất; phân bố, theo dõi các nguồn tài nguyên và chi phí cho sản xuất.
Hệ thống thông tin sản xuất mức chiến thuật là gì? Các hệ thống - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: thebalancesmb)

Hệ thống thông tin sản xuất mức chiến thuật

Khái niệm

Hệ thống thông tin sản xuất mức chiến thuật là hệ thống thông tin quản sản xuất trợ giúp các nhà quản điều khiển và kiểm soát quá trình sản xuất; phân bố, theo dõi các nguồn tài nguyên và chi phí cho sản xuất.

Các Hệ thống thông tin sản xuất mức chiến thuật

Các Hệ thống thông tin quản sản xuất ở mức chiến thuật trợ giúp các nhà quản điều khiển và kiểm soát quá trình sản xuất. Đó là các hệ thống:

a) Hệ thống thông tin quản hàng dự trữ (hay quản hàng tồn kho)

Hệ thống này sử dụng thông tin của các Hệ thống thông tin tác nghiệp như hệ thống mua hàng, giao hàng và hệ thống xử đơn đặt hàng của người mua.

Mục tiêu của quản hàng dự trữ là để giảm tối đa chi phí trong khi vẫn duy trì được tồn kho đủ để đáp ứng yêu cầu sử dụng nguyên vật liệu và đáp ứng yêu cầu có thành phẩm để bán. 

Duy trì mức tồn kho hợp sẽ tránh được tình trạng ngừng sản xuất vì thiếu nguyên liệu hoặc mất doanh thu vì thiếu thành phẩm để bán. Mức độ tồn kho phụ thuộc vào số lượng và số lần nhập và xuất vật tư. 

Nếu nhập hàng nhiều lần với số lượng ít thì tổ chức sẽ tốn chi phí đặt hàng nhưng mức tồn kho ít; ngược lại mức tồn kho cao sẽ phát sinh chi phí tồn kho cao (do tốn chi phí cho mặt bằng, vật tư giảm giá hoặc hư hỏng).

Có hai cách cơ bản để quản hàng dự trữ:

- Xác định mức tồn kho an toàn (hay mức đặt hàng lại RL- Reorder Level) là mức tồn kho tối thiểu thỏa mãn nhu cầu sử dụng vật tư trong khoảng thời gian giữa hai lần đặt hàng. Phương pháp này làm giảm số lần đặt hàng với số lượng ít.

- Xác định mức đặt hàng kinh tế (Economic Order Quantity hay EOQ) là mức đặt hàng có chi phí tối ưu nhất, là điểm cân bằng giữa chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng.

Hầu hết các hệ thống quản sản xuất đều có hệ thống quản hàng dự trữ. Số lượng tiêu dùng hoặc nhập kho của mỗi nguyên vật liệu được hệ thống theo dõi để từ đó tính được số lượng tồn kho và để biết khi nào cần mua thêm.

b) Hệ thống thông tin lập kế hoạch sản xuất

Kế hoạch sản xuất là kế hoạch cấp phát nguồn lực có sẵn (công cụ, nhân lực và máy móc) cho các công việc cần thực hiện, để sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất. 

Hệ thống thông tin lập kế hoạch sản xuất (hay điều độ sản xuất) sẽ hỗ trợ quá trình sắp xếp các công việc cần thực hiện theo trình tự hợp , có xác định rõ ai/ bộ phận nào làm, thời điểm bắt đầu và kết thúc, ước lượng mức độ nguồn lực và thời gian cần thiết để thực hiện tất cả các công việc theo yêu cầu.

Một phương pháp lập kế hoạch thực hiện công việc phổ biến là sơ đồ PERT (Program Evaluation and Review Technique). Nó cho biết các công việc cần phải được thực hiện trong thời gian bao lâu và những công việc nào không được phép trễ tiến độ (nằm trên đường găng). 

Từ sơ đồ PERT AON (Action – On – Node), sơ đồ Gantt được dùng để diễn tả chi tiết liên kết giữa công việc, thời gian và nguồn lực; phân tích cách sử dụng nguồn lực cho công việc (mức độ hiệu quả, phân bổ các loại nguồn lực cho công việc...).

c) Hệ thống thông tin phát triển và thiết kế sản phẩm

Các tổ chức thường áp dụng hai hướng chính để phát triển và thiết kế sản phẩm:

- Các nhà thiết kế có thể sử dụng máy tính để thiết kế sản phẩm mới một cách chủ động và sáng tạo. 

Tuy nhiên, bộ phận thiết kế thường sử dụng thông tin đặc tả sản phẩm thu được từ quá trình khảo sát khách hàng hoặc Hệ thống thông tin nghiên cứu thị trường; từ đó xác định sản phẩm và các đặc tính của sản phẩm dựa trên mong muốn của người tiêu dùng. 

Để thực hiện được việc này, các Hệ thống thông tin cần cung cấp phương tiện để khách hàng có thể đặt ra yêu cầu về sản phẩm mà họ mong muốn.

- Nhìn từ quan điểm thiết kế, sản phẩm là một cấu trúc nhiều thành phần liên kết với nhau. 

Theo xu hướng công nghiệp hóa, mỗi thành phần của sản phẩm ngày càng được chuẩn hóa và được nhiều nhà sản xuất cung cấp với giá cạnh tranh, do đó việc thiết kế sản phẩm ngày nay có xu hướng lắp ráp từ các mô-đun đã được chuẩn hóa. Điều này giúp cho tổ chức giảm nhiều chi phí. 

Quản lí việc thiết kế sản phẩm sẽ gồm các công việc phân tích xu hướng chuẩn hoá các sản phẩm và công nghệ, phân tích khả năng sử dụng các mô-đun chuẩn hóa đang bán trên thị trường cho từng sản phẩm, định hướng thiết kế sản phẩm theo các công nghệ chuẩn, quản lí các dòng sản phẩm...

(Tài liệu tham khảo: Hệ thống thông tin quản lí, ThS. Lê Thị Ngọc Diệp, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2013)

Diệu Nhi