|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hệ số tăng/giảm (Upside/Downside Ratio) là gì? Đặc điểm hệ số tăng/giảm

16:48 | 05/06/2020
Chia sẻ
Hệ số tăng/giảm (tiếng Anh: Upside/Downside Ratio) là chỉ số độ rộng thị trường cho thấy mối quan hệ giữa khối lượng chứng khoán tăng và giảm trong một khoảng thời gian trên thị trường.
Hệ số tăng/giảm (Upside/Downside Ratio) là gì? Đặc điểm hệ số tăng/giảm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Anne C. Graham

Hệ số tăng/giảm

Khái niệm

Hệ số tăng/giảm trong tiếng Anh là Upside/Downside Ratio.

Hệ số tăng/giảm là chỉ số độ rộng thị trường cho thấy mối quan hệ giữa khối lượng chứng khoán tăng và giảm trong một khoảng thời gian trên thị trường. Các nhà đầu tư thường sử dụng chỉ báo này để xác định động lượng của thị trường tại bất kì thời điểm nào.

Cách tính Hệ số tăng/giảm 

Hệ số tăng/giảm được tính như sau:

Hệ số tăng/giảm = Khối lượng chứng khoán tăng / Khối lượng chứng khoán giảm

trong đó:

Khối lượng chứng khoán tăng = tổng khối lượng giao dịch chứng khoán có giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa

Khối lượng chứng khoán giảm = tổng khối lượng giao dịch chứng khoán có giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa

Đặc điểm hệ số tăng/giảm

Hệ số tăng/giảm thường được làm mịn bằng cách sử dụng trung bình trượt cơ bản để lọc ra các chuyển động giá nhỏ hơn, ít quan trọng hơn. Chỉ báo có giá trị lớn hơn 1 khi khối lượng chứng khoán tăng lớn hơn khối lượng chứng khoán giảm. Chỉ báo có giá trị lớn hơn 1 khi khối lượng chứng khoán tăng thấp hơn khối lượng chứng khoán giảm. Hệ số tăng/giảm, còn được gọi là hệ số khối lượng tăng/giảm, có sẵn như một chỉ báo kí thuật trên nhiều nền tảng giao dịch.

Giao dịch với hệ số tăng/giảm

Chiến lược đối lập: Hệ số tăng/giảm thường được sử dụng để đánh giá tình trạng mua quá mức và bán quá mức trên thị trường. Giá trị thấp có thể chỉ ra rằng thị trường đang đạt mức quá bán, trong khi giá trị cao có thể chỉ ra rằng thị trường đang trở nên quá mua. Các nhà giao dịch nên sử dụng các chỉ số kĩ thuật khác kết hợp với hệ số tăng/giảm khi xây dựng chiến lược giao dịch. Ví dụ: nếu chỉ số có giá trị nhỏ hơn 1, các nhà giao dịch có thể tìm điểm mua vào khi chứng khoán đang tiến đến ngưỡng hỗ trợ quan trọng, chẳng hạn như cổ phiếu gần đường xu hướng dài hạn của họ.

Chiến lược thuận xu thế: Các nhà giao dịch thuận xu thế thường sử dụng hệ số tăng/giảm để xác nhận thị trường rộng lớn hơn có sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư tổ chức. Nhà giao dịch có thể quyết định sử dụng chỉ báo làm bộ lọc vào lệnh. Chẳng hạn, họ chỉ có thể mua một cổ phiếu khi chỉ số trên 1,5 hoặc bán khống khi nó dưới 0,5.

Các chỉ báo kĩ thuật khác, chẳng hạn như chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) và bộ dao động ngẫu nhiên có thể được sử dụng cùng với hệ số tăng/giảm để đảm bảo thị trường không ở trong tình trạng quá mua hoặc quá bán và do điều chỉnh giá. Ví dụ: nếu chỉ báo có giá trị nhỏ hơn 0,5 và chỉ số RSI dưới 30, có thể nên thận trọng để tránh vào một vị thế ngắn cho đến khi xảy ra sự thoái lui ngắn hạn. 

(Theo Investopedia)

Lê Huy