|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Giới học giả kêu gọi Mỹ và Trung Quốc hợp tác thay vì đối đầu

07:55 | 11/07/2019
Chia sẻ
Một số học giả Mỹ đã kêu gọi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng cường hợp tác vì một tương lai "cùng thắng," thay vì kiên quyết đối đầu dẫn tới viễn cảnh "cùng thua."
1

Hoa quả nhập khẩu từ Mỹ được bày bán tại một siêu thị ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: TTXVN phát)

Ngày 10/7, một số học giả Mỹ đã kêu gọi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng cường hợp tác vì một tương lai "cùng thắng," thay vì kiên quyết đối đầu dẫn tới viễn cảnh "cùng thua."

Phát biểu bên lề diễn đàn quốc tế với chủ đề "Quan hệ thương mại và kinh tế Mỹ-Trung: Hiện tại và tương lai" được tổ chức tại Khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc), học giả cấp cao Stephen Roach tại Viện các vấn đề toàn cầu Jackson thuộc Đại học Yale cho rằng đây không phải là thời điểm để đối đầu mà là lúc từ bỏ quan điểm đối đầu, và hợp tác sẽ mang lại kết quả trong mọi vấn đề từ tiếp cận thị trường, điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô, hoạt động mạng cho đến cấu trúc đối thoại.

Cũng tại diễn đàn này, phát biểu trước báo giới, nhà sáng lập nhóm chuyên gia cố vấn Mỹ The Heritage Foundation Edwin Feulner cho biết về cơ bản ông lạc quan về khả năng hai nước hợp tác với nhau. 

Việc từ bỏ một số trong những vấn đề dai dẳng và tồn đọng không chỉ giúp ích cho người dân hai nước mà cho toàn thế giới bởi kinh tế Mỹ và Trung Quốc sẽ ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu trong 50 năm tới.

Chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương thuộc Đại học Stanford David Lampton cho rằng Mỹ và Trung Quốc có mọi lý do để tiếp tục hợp tác bởi hai bên có tiềm năng tương tác rất lớn trong quan hệ kinh tế. 

Trong khi Trung Quốc cần nông nghiệp, năng lượng và công nghệ thì Mỹ cũng cần nhiều thứ mà Trung Quốc sản xuất được.

Lê Ánh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.