|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Việt Nam tiếp tục hút Nintendo, Sharp chuyển sản xuất sang

07:43 | 10/07/2019
Chia sẻ
Hãng Nintendo của Nhật Bản sẽ chuyển một số hoạt động sản xuất máy chơi game Switch từ Trung Quốc sang Việt Nam vì cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đe dọa gây ảnh hưởng đến thiết bị chơi game đình đám này.
1

Phần lớn máy chơi game Switch được sản xuất ở Trung Quốc. (Ảnh: Nikkei Asian Review)

Hiện tại, gần như tất cả máy chơi game Switch đều được sản xuất tại Trung Quốc bởi các nhà sản xuất hợp đồng, trong đó có Hon Hai Precision Industry (hay Foxconn).

Cơ sở tại Việt Nam sẽ đảm nhận một phần hoạt động của nhà máy ở Trung Quốc trong vài tháng tới.

Khoảng 40% trong số gần 17 triệu máy chơi game Switch bán trong năm tài khóa 2018 là được tiêu thụ ở châu Mỹ, mà chủ yếu là tại Mỹ.

Theo Nikkei Asian Review, Mỹ là thị trường lớn nhất của Nintendo theo doanh số.

Hãng phát triển video game Nhật Bản đã tìm kiếm nhiều cách để né tránh rủi ro thuế quan, điều mà họ cảm thấy sẽ giáng một đòn nặng nề vào cả hoạt động của công ty và khách hàng.

Nintendo có kế hoạch duy trì mục tiêu doanh số máy chơi game Switch trên toàn cầu ở mức 18 triệu đơn vị. Do đó, so với kế hoạch ban đầu, việc tăng sản xuất tại Việt Nam có thể khiến sản lượng máy Switch ở Trung Quốc sụt giảm tương ứng.

Giá bán lẻ của máy chơi game Switch tại Mỹ là khoảng 300 USD. Tuy nhiên, mức giá này có thể tăng thêm hàng chục USD nếu Nintendo chuyển phần lớn hoặc toàn bộ gánh nặng từ mức thuế quan 25% mà ông Trump đang đe dọa áp lên hàng hóa Trung Quốc sang khách hàng.

Hiện tại, máy chơi game này chưa phải chịu thuế quan nhập khẩu tại Mỹ.

Tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tháng 6, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhất trí mở lại đàm phán thương mại song phương, và tạm ngừng áp đợt thuế quan thứ 4 của Mỹ nhằm vào hàng hóa Trung Quốc.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất trên toàn cầu vẫn lo ngại rằng cuộc xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ kéo dài, khiến nhiều doanh nghiệp phải chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Hãng sản xuất thiết bị điện tử Sharp của Nhật Bản đang nhắm mục tiêu chuyển khâu sản xuất một số sản phẩm laptop dành cho thị trường Mỹ sang Việt Nam, trong khi Ricoh có ý định chuyển toàn bộ hoạt động sản xuất máy văn phòng sang Thái Lan.

Nếu Mỹ áp dụng vòng thuế quan thứ 4, giá bán lẻ của nhiều mặt hàng điện tử sẽ tăng vọt.

Yên Khê

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.