|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Quỹ Carnegie: Chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ 'gậy ông đập lưng ông'

04:00 | 16/05/2023
Chia sẻ
Theo một bài đăng trên trang web của Quỹ Carnegie, số liệu gần đây từ Cục Thống kê Dân số Mỹ cho thấy thâm hụt thương mại hàng hóa của nước này với Trung Quốc đã tăng cao hơn trong năm 2022 so với khi ông Donald Trump làm Tổng thống.

Quỹ Carnegie cho biết thâm hụt thương mại của Mỹ đã chạm mức cao nhất từ trước đến nay là 1.180 tỷ USD, qua đó củng cố ý kiến cho rằng "thuế quan sẽ không làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ và chi phí chủ yếu sẽ do người dân Mỹ phải chịu”.

Số liệu thống kê cho thấy chính phủ tiền nhiệm tại Mỹ đã thực thi hơn 3.900 lệnh trừng phạt, tức trung bình ba lệnh trừng phạt mỗi ngày. Chính quyền của Tổng thống Joe Biden cũng đưa ra quy định “Mua hàng Mỹ” (Buy American), theo đó yêu cầu hàng hóa phải có tỷ lệ nội địa hóa 75%.

Chuyên gia nghiên cứu Rahim Teymoori cho rằng dù các chính sách kinh tế này trong ngắn hạn có thể giúp ích cho lĩnh vực sản xuất của Mỹ nhờ sự bảo hộ và hỗ trợ tài chính của chính phủ, nhưng trong dài hạn, các chính sách này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các công ty Mỹ.

Với trong nước, những căng thẳng thương mại mà Mỹ gây ra đã đem lại nhiều tổn thất mà người dân phải gánh chịu hậu quả. Còn với cộng đồng quốc tế, các chính sách bảo hộ của Mỹ có thể khiến các chuỗi cung ứng bị gián đoạn, gây ra các cú sốc nghiêm trọng về lạm phát và khiến chi phí sinh hoạt tăng cao.

Một phần do chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ và hiệu ứng dây chuyền từ các chính sách tài khóa và tiền tệ trước đât, lạm phát trên toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất 40 năm qua và hơn 60% các nước đang phát triển có thu nhập thấp đang gặp khó khăn về nợ.

Khánh Ly (Theo THX)