|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Giao dịch thổi phồng (Inflation Trade) là gì? Hiểu về Giao dịch thổi phồng

23:38 | 17/02/2020
Chia sẻ
Giao dịch thổi phồng (tiếng Anh: Inflation Trade) là một chiến lược đầu tư hoặc phương thức giao dịch nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ mức giá tăng bị ảnh hưởng bởi lạm phát hoặc kì vọng về lạm phát sắp tới.
Giao dịch thổi phồng (Inflation Trade) là gì? Hiểu về Giao dịch thổi phồng - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: The New York Times)

Giao dịch thổi phồng (Inflation Trade)

Khái niệm

Giao dịch thổi phồng trong tiếng Anh là Inflation Trade.

Giao dịch thổi phồng là một chiến lược đầu tư hoặc phương thức giao dịch nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ mức giá tăng bị ảnh hưởng bởi lạm phát hoặc kì vọng về lạm phát sắp tới. Các giao dịch thổi phồng là phổ biến trong thời gian tăng lạm phát giá hoặc trong thời gian các nhà đầu tư mong đợi FED thay đổi đáng kể tỉ giá trong những tháng tới. 

Các giao dịch thổi phồng có thể đề cập đến sự thay đổi của tài sản trong danh mục đầu tư, hoặc cũng có thể đề cập đến các giao dịch đầu cơ liên quan đến các tài sản dễ bị lạm phát giá như đồng đô la, vàng hoặc bạc.

Hiểu về Giao dịch thổi phồng

Giao dịch thổi phồng là một khái niệm rộng khi các nhà đầu tư tin rằng có rủi ro hoặc tiềm năng từ việc tăng lạm phát giá cả. Trong thời kì tăng lạm phát giá cả, nhiều nhà đầu tư sẽ luân chuyển danh mục đầu tư của họ thành tài sản thường là thuận lợi hơn trong môi trường lạm phát.

Trái phiếu chính phủ bảo vệ nhà đầu tư khỏi lạm phát (TIPS) là một khuyến nghị hàng đầu cho danh mục đầu tư khi lạm phát đang gia tăng. Các nhà đầu tư và nhà giao dịch chuyên nghiệp cũng có thể thực hiện các giao dịch đầu cơ được nhắm mục tiêu bằng cách sử dụng các công cụ phái sinh để điều phối các giao dịch thổi phồng tìm cách tận dụng giá cả tăng trong tương lai.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Vanguard đã cho ra kết quả thực tế rằng danh mục đầu tư chứng khoán có thể nhận được một số lợi ích từ việc nỗ lực phòng ngừa chống lạm phát. Tuy nhiên, sự phòng ngừa đó có thể phải trả giá bằng sự biến động gia tăng nếu không được phân bổ hợp lí. Nếu sự phòng ngừa không được phân bổ quá mức thì kết quả có thể khả thi đối với một số nhà đầu tư.

Ví dụ, sự phòng vệ được coi là phổ biến nhất cho lạm phát là giá vàng. Đầu tư vào giá vàng gần như bằng cách phân bổ tiền vào một quĩ chỉ số, chẳng hạn như quĩ giao dịch trao đổi quĩ tín thác SPDR Gold Trust viết tắt là GLD.

Từ giữa năm 2018 đến đầu năm 2019, kì vọng lạm phát có tác động đáng kể đến thị trường. Biểu đồ này cho thấy trải nghiệm của một nhà đầu tư giả định, người đã phân bổ một phần ba danh mục đầu tư của anh ta cho GLD và hai phần ba danh mục đầu tư của anh ta cho SPY.

Giao dịch thổi phồng (Inflation Trade) là gì? Hiểu về Giao dịch thổi phồng - Ảnh 2.

Sử dụng GLD như một quĩ phòng vệ để chống lại tác động của lạm phát. (Ảnh: investopedia)

Lưu ý trong biểu đồ này rằng đường màu tím (đại diện cho danh mục giả định) ít biến động hơn trong khoảng thời gian này và trong thời gian thị trường giảm đáng kể vào cuối năm 2018 (được đánh dấu bằng hình chữ nhật màu đen), giá GLD bắt đầu tăng.

Điều này giữ cho danh mục đầu tư giả định không giảm nhiều với chỉ số chứng khoán S&P 500 (được đánh dấu bằng mũi tên đen). Hạn chế của điều này là các danh mục đầu tư kết hợp không hoạt động tốt như cổ phiếu như khi có S&P 500. Nhưng ví dụ cho thấy sự kết hợp làm giảm biến động của danh mục đầu tư và có thể cung cấp cho các nhà đầu tư một số phòng vệ làm giảm lo lắng về lạm phát.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

Tường Vy

Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, Hà Nội gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết Hải Phòng – Quảng Ninh gió mạnh nhất còn kéo dài đến khoảng 19h ngày 7/9, sau giảm nhanh; Thái Bình – Nam Định gió mạnh nhất từ khoảng 16-22h; Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có thủ đô Hà Nội) gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9.