|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay (12/8) tăng nhẹ 100 đồng/kg do ảnh hưởng giá cà phê thế giới

10:33 | 12/09/2018
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay 12/8 dao động trong khoảng 31.900 - 33.000 đồng/kg, tăng 100 đồng so với hôm 11/9. Đồng thời, giá hồ tiêu tại khu vực miền Nam và Tây Nguyên cũng tăng 500 - 1.000 đồng.

Cập nhật giá cà phê

Giá cà phê hôm nay tại khu vực Tây Nguyên (12/9) dao động trong khoảng 31.900 - 33.000 đồng/kg, tăng 100 đồng so với hôm 11/9. Trong đó, giá cà phê tỉnh Kom Tum cao nhất đạt 33.100 đồng/kg và thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng, phổ biến ở mức giá 32.100 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM đi ngang ở mức 33.700 đồng/kg.

Tỉnh /huyện (khu vực khảo sát) Giá thu mua Đơn vị: VNĐ/kg
LÂM ĐỒNG
— Bảo Lộc (Robusta) 32,000
— Di Linh (Robusta) 31,900
— Lâm Hà (Robusta) 31,900
ĐẮK LẮK
— Cư M'gar (Robusta) 32,500
— Ea H'leo (Robusta) 32,500
— Buôn Hồ (Robusta) 32,400
GIA LAI
— Ia Grai (Robusta) 32,500
ĐẮK NÔNG
— Gia Nghĩa (Robusta) 32,300
KON TUM
— Đắk Hà (Robusta) 33,000
HỒ CHÍ MINH
— R1 33,700
Nguồn: Tin Tây Nguyên

Trong phiên giao dịch hôm 11/9, lúc 14h35 (giờ GMT), giá cà phê robusta giao trong tháng 11 trên sàn ICE tăng 0,2% lên 1.480 USD/tấn. Giá cà phê arabica giao trong tháng 12 trên sàn New York giảm 0,9% xuống 100 UScent/pound.

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), giá của tất cả nhóm chỉ số giá giảm tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 8. Mức giảm lớn nhất được ghi nhận ở giá trung bình của nhóm cà phê Arabica Brazil, giảm 5,5% xuống 104,46 US cent/pound, theo sau mức giảm 4,4% xuống 80,74 US cent/pound của nhóm cà phê Robusta.

Nhóm cà phê Arabica từ quốc gia khác giảm 4,1% xuống 125,21 US cent/pound, trong khi nhóm cà phê Arabica Colombia giảm 2,9% xuống 129,99 US cent/pound.

Điều này đã làm gia tăng chênh lệch về giá giữa nhóm cà phê Arabica Colombia và cà phê Arabica từ quốc gia khác thêm 44% lên 4,78 US cent/pound do nhóm cà phê Arabica Colombia giảm ít hơn. Chênh lệch trung bình về tháng 8, được tính theo giá giao dịch trên sàn New York và London, giảm 6% xuống 36,18 US cent/pound, ghi nhận tháng giảm thứ hai liên tiếp.

Tuy nhiên, biến động trong ngày của chỉ số giá tổng hợp ICO tăng 0,4 điểm phần trăm lên 5,2% vì biến động trong ngày của tất cả các chỉ số đều tăng.

Cập nhật giá tiêu

Giá hồ tiêu tại khu vực miền Nam và Tây Nguyên ngày 12/9 dao động trong khoảng 48.000 - 51.000 đồng/kg, tăng 500 - 1.000 đồng so với hôm 11/9. Trong đó, giá cà phê Bà Rịa - Vũng Tàu cao nhất đạt 51.000 đồng/kg, thấp nhất là tỉnh Đồng Nai đạt 48.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại tỉnh Gia Lai ghi nhận tăng 500 đồng/kg lên 49.000 đồng/kg. Ngoài ra, giá tiêu ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước tăng 1.000 đồng/kg lên lần lượt 51.000 đồng/kg và 49.000 đồng/kg.

Trong khi đó, giá tiêu tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai tiếp tục đi ngang ở mức 48.000 - 49.000 đồng/kg.

Tỉnh /huyện (khu vực khảo sát) Giá thu mua Đơn vị: VNĐ/kg
ĐẮK LẮK
— Ea H'leo 49,000
GIA LAI
— Chư Sê 49,000
ĐẮK NÔNG
— Gia Nghĩa 49,000
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
— Tiêu 51,000
BÌNH PHƯỚC
— Tiêu 49,000
ĐỒNG NAI
— Tiêu 48,000
Nguồn: Tin Tây Nguyên

Cập nhật giá cao su

Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao trong tháng 2/2019 lúc 11h45 (theo giờ địa phương) hôm 12/9 tăng 0,4% lên 167,1 yen/kg, khối lượng giao dịch đạt 1.367 giao dịch. Tại Sàn SHFE (Thượng Hải) lúc 10h51 ngày 12/9 (theo giờ địa phương), giá cao su giao tháng 1/2019 tăng 220 nhân dân tệ lên 12.205 nhân dân tệ/tấn.

Theo ông Vikram Makar, phó chủ tịch cấp cao của Hiệp hội các ngành cao su toàn Ấn Độ cho hay, sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp cao su vừa và nhỏ sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng do chịu tác động từ trận lũ tại Kerala. Sản lượng cao su tại bang Kerala chiếm 85% sản lượng của toàn Ấn Độ. Theo ước tính, sản lượng cao su bang Kerala thiệt hại khoảng 25%.

Tại thị trường trong nước, giá cao su SVR CV ngày 7/9 giảm 70 đồng xuống mức 39.371 đồng/kg. Cùng lúc, giá cao su SVR L giảm 237 đồng xuống 37.487 đồng/kg.

Cập nhật giá đường

Giá đường giao trong tháng 10 trên sàn ICE giảm 0,17% xuống 11,18 UScent/pound. Theo dữ liệu từ Hiệp hội nhà máy đường Ấn Độ, người dân trồng mía của quốc gia này sẽ sản xuất 35,5 triệu tấn đường trong năm mùa vụ 2018 – 2019 (tháng 10 – tháng 9), phá mức kỷ lục 32 triệu tấn trong năm 2017 – 2018.

Với con số này, Ấn Độ sẽ vượt qua Brazil để trở thành nhà sản xuất đường lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa Brazil sẽ sản xuất ít mía hoặc không hiệu quả, mà chỉ đơn giản là Brazil đang làm tốt hơn trong việc chuyển đổi lượng mía thặng dư thành ethanol, được sản xuất thông qua quá trình chưng cất mía lên men.


Đức Quỳnh