Financial Times: Từng mong Mỹ đối đầu Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp công nghệ Mỹ giờ đây phải hối hận
Ảnh: AFP
Financial Times đưa tin, gần hai năm trước Nhà Trắng tuyên bố điều tra các khiếu nại kéo dài chống lại Trung Quốc về hành vi khai thác kĩ thuật chuyên môn của doanh nghiệp Mỹ, bao gồm từ đánh đổi tiếp cận thị trường lấy chuyển giao công nghệ đến trộm cắp tài sản trí tuệ.
Tuy nhiên, các khiếu nại thương mại vốn chỉ nhắm đến mục tiêu hạn hẹp ban đầu đã trở thành một bước ngoặc đối với các công ty công nghệ toàn cầu của Mỹ, từ đó gây ra tổn thất nghiêm trọng trên thị trường chứng khoán trong tháng này.
Chẳng hạn, Apple đã mất khoảng 90 tỉ USD giá trị thị trường trên sàn chứng khoán trong ba phiên giao dịch ngay sau khi Tổng thống Donald Trump đe dọa áp thuế quan mới lên hàng hóa Trung Quốc.
Trong tuần này, Apple đã lấy lại được 50 tỉ USD vào phiên giao dịch đầu ngày 13/8 sau khi Nhà Trắng tuyên bố hoãn thời hạn thuế quan.
Tuy nhiên, đến cuối ngày 14/8, gã khổng lồ công nghệ Mỹ này lại mất 40 tỉ USD vốn hóa vì lo ngại rằng chiến tranh thương mại đang góp phần khiến nền kinh tế chậm lại hơn nữa.
Một giải pháp nhằm kết thúc cuộc thương chiến Mỹ - Trung có thể làm dịu lại tình trạng chao đảo nói trên. Tuy nhiên, nhiều giám đốc điều hành của các công ty công nghệ đều kết luận, thế giới của họ đang thay đổi vĩnh viễn theo hướng mà họ không mong muốn.
Theo CEO Chuck Robbins của nhà sản xuất thiết bị mạng Cisco Systems, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã có ba tác động lớn và Nhà Trắng không có động thái bù đắp tích cực nào cho nỗi đau của doanh nghiệp công nghệ Mỹ.
Đáng ngạc nhiên là các công ty như Cisco đến nay vẫn có thể chống chọi trước những cơn gió ngược từ thương chiến Mỹ - Trung, tuy nhiên tình thế có khả năng sẽ thay đổi.
Doanh nghiệp Trung Quốc giảm mua hàng, thậm chí "đóng sập" cửa trước công ty công nghệ Mỹ
Tác động đầu tiên có liên quan đến hoat động bán hàng cho người tiêu dùng ở Trung Quốc. Mỹ từng ban hành chính sách nhằm tăng cường mở cửa thị trường cho các công ty công nghệ Mỹ , nhưng nó lại gây ra tác dụng ngược.
Doanh số bán hàng của Cisco sang các công ty viễn thông Trung Quốc đã giảm trong nhiều năm qua, nhưng các doanh nghiệp nhà nước lớn tại đất nước tỉ dân giờ đây thậm chí còn đóng sập cánh cửa với Cisco.
"Chúng tôi không được mời đến dự đấu thầu, chúng tôi không còn được phép tham gia các sự kiện này nữa", ông Robbins phàn nàn.
Đối với các hãng sản xuất chip của Mỹ, mối đe dọa sụt giảm doanh số đã trở nên trầm trọng hơn do lệnh cấm hợp tác cùng Huawei. Chẳng hạn, Broadcom đã bán 900 triệu USD sản phẩm chip cho gã khổng lồ Huawei vào năm 2018.
Doanh số này mất đi cùng tình trạng bất ổn xoay quanh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gần đây đã khiến Broadcom hủy bỏ dự đoán doanh thu sẽ tăng trở lại vào cuối năm nay, từ đó tăng thêm mối nghi ngại quanh khả năng phục hồi theo chu kì của ngành công nghiệp chip.
Nỗi đau này suy cho cùng có thể sẽ giảm bớt nếu Trung Quốc đưa ra nhượng bộ về thương mại mới, nhưng vẫn chưa xuất hiện động thái nào như thế để thúc đẩy tâm trạng lạc quan.
Chính phủ Mỹ tự thừa nhận tác động của thuế quan trừng phạt đến nền kinh tế
Tác động xấu thứ hai đến từ thuế quan trừng phạt đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ. Hồi đầu tuần này, Nhà Trắng đã hoãn thuế quan đối với iPhone và máy tính xách tay cùng một số hàng hóa tiêu dùng khác để ngăn chặn ảnh hưởng đến doanh số bán hàng mùa lễ hội năm nay.
Tuy nhiên, thông qua chính tuyên bố trên, Chính phủ Mỹ đã tự thừa nhận rằng thuế quan sẽ gây thiệt hại đến các công ty như Apple khi được chính thức áp dụng.
Trong khi đó, đối với nhà cung ứng công nghệ trung tâm dữ liệu như Cisco, việc Tổng thống Trump nâng thuế quan lên 25% hồi tháng 5 đã bắt đầu gây tổn hại.
Ngay cả khi tranh chấp Mỹ - Trung được giải quyết sớm, các công ty công nghệ vẫn nhận thấy tín hiệu xấu, cụ thể là ngành công nghệ có thể đi đến một cuộc sắp xếp trật tự ngành kéo dài.
CEO Pat Gelsinger của công ty phần mềm VMware nhận định, thế giới công nghệ đang bị phân tách thành hai chuỗi cung ứng lần lượt lấy Mỹ và Trung Quốc làm trung tâm. Vấn đề hiện nay không chỉ dừng lại ở việc tìm nhiều cách khác nhau để phục vụ cả thị trường Mỹ và Trung Quốc.
Thay vào đó, nó phản ánh hai mạng lưới đối nghịch có ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu: Hoạt động bán hàng hóa công nghệ cho khách hàng ở châu Âu, Mỹ Latin hay châu Phi cuối cùng sẽ được quyết định bởi việc các nhóm khách hàng này bị kéo về quĩ đạo của nhà cung ứng Mỹ hay Trung Quốc.
Các công ty công nghệ muốn phục vụ nhiều thị trường quốc tế sẽ phải tư duy lại cách thức tổ chức và cơ cấu nhằm tiếp cận cả hai mạng lưới cung ứng toàn cầu này, khiến chi phí hoạt động trên toàn cầu tăng lên, CEO VMware nhận định.
Tuy nhiên, điều này có thể chỉ là mơ tưởng. Chiến dịch cô lập Huawei của Chính quyền Tổng thống Trump vẫn chưa được củng cố bởi bất kì bằng chứng công khai rõ ràng nào về hành vi sai trái của hãng này.
Thực tế đó khiến nhiều người kết luận rằng Huawei đang "dính vào chảo lửa" vì lí do thương mại. Và điều đó có thể kéo theo biện pháp trừng phạt áp lên các doanh nghiệp Mỹ trong tương lai.
Niềm tin kinh doanh suy yếu, kinh tế toàn cầu đi xuống
Tác động tiêu cực thứ ba mà CEO Cisco liệt kê là về nền kinh tế. Cho đến nay, nền kinh tế toàn cầu đã trụ vững trước phần lớn ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Tình hình này có thể đang thay đổi.
Là một nhân viên bán hàng kì cựu đã trải qua nhiều biến động như thế này trước kia, ông Robbin cho biết việc tạm dừng thực hiện các hợp đồng lớn do Cisco kí kết hồi tháng 7 khiến ông có linh cảm rằng niềm tin của doanh nghiệp đang thay đổi. Vì vậy mà Cisco mới đưa ra dự báo tài chính kém lạc quan.
Cuộc chiến thương mại của Chính quyền ông Trump có thể chưa mang lại kết quả, nhưng cho đến nay ngành công nghệ Mỹ chưa có gì nhiều để ăn mừng từ một chiến dịch từng được cho là vì lợi ích của họ.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/