|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Đối thoại tại nơi làm việc (Dialogue at Workplace) là gì?

15:21 | 20/02/2020
Chia sẻ
Đối thoại tại nơi làm việc (tạm dịch: Dialogue at Workplace) được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động.
Đối thoại tại nơi làm việc (Dialogue at Workplace) là gì? - Ảnh 1.

Đối thoại tại nơi làm việc (Dialogue at Workplace) (Ảnh: Luật Việt Nam)

Đối thoại tại nơi làm việc (Dialogue at Workplace)

Đối thoại tại nơi làm việc - danh từ, trong tiếng Anh tạm dịch là Dialogue at Workplace.

Bộ luật Lao động năm 2019 qui định: "Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi." 

Trường hợp cần đối thoại làm việc

a) Định ít nhất 01 năm một lần;

b) Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;

c) Khi có vụ việc ảnh hưởng đến quan hệ lao động theo qui định.

Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp qui định ở trên. Chính phủ qui định việc tổ chức đối thoại và thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Nội dung đối thoại, số lượng, thành phần tham gia đối thoại, thời gian, thời điểm đối thoại, qui trình tổ chức đối thoại thực hiện theo qui chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp. 

Thời điểm tổ chức đối thoại định trùng với thời điểm tổ chức hội nghị người lao động qui định thì doanh nghiệp không phải tổ chức đối thoại định . (Theo Nghị định Số: 149/2018/NĐ-CP)

Nội dung đối thoại tại nơi làm việc

1. Nội dung đối thoại bắt buộc theo qui định.

2. Ngoài nội dung qui định, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:

a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

b) Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội qui lao động, qui chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;

c) Điều kiện làm việc;

d) Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;

đ) Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;

e) Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm. (Theo Bộ luật Lao động năm 2019)


Hoàng Huy

Ngành thép và mối lo ngại với 'biến số' Tổng thống Trump
Nhiều đơn vị phân tích đều đánh giá ngành thép sẽ chịu tác động tiêu cực sau khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống. Cổ phiếu thép liên tục đỏ lửa sau ngày công bố kết quả bầu cử cho thấy những góc nhìn kém lạc quan của nhà đầu tư về ngành này.