|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Doanh nghiệp được Chính phủ tài trợ (Government-Sponsored Enterprise - GSE) là gì?

12:21 | 01/11/2019
Chia sẻ
Doanh nghiệp được Chính phủ tài trợ (tiếng Anh: Government-Sponsored Enterprise, viết tắt: GSE) là tổ chức sở hữu tư nhân nhưng được thành lập bởi chính phủ để kích thích dòng tín dụng trong các lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế.

Fannie-Mae

Hình minh họa. Nguồn: Ncsha.org

Doanh nghiệp được Chính phủ tài trợ 

Khái niệm

Doanh nghiệp được Chính phủ tài trợ trong tiếng Anh là Government-Sponsored Enterprise, viết tắt là GSE.

Một doanh nghiệp được chính phủ tài trợ là một tổ chức gần như thuộc chính phủ được tạo ra bởi Quốc hội, các tổ chức này mặc dù là tổ chức tư nhân nhưng lại cung cấp các dịch vụ tài chính công cộng. Các tổ chức GSE tạo điều kiện vay vốn cho tất cả các cá nhân đi vay, như sinh viên, nông dân hay những người có nhu cầu mua nhà.

Ví dụ ở Mỹ có Tập đoàn cho vay thế chấp nhà ở liên bang (hay Freddie Mac) được thành lập với tư cách là một GSE trong lĩnh vực nhà ở để khuyến khích sở hữu nhà ở ở tầng lớp trung lưu và tầng lớp lao động. Một số GSE thế chấp khác như Hiệp hội thế chấp quốc gia liên bang (Fannie Mae) và Hiệp hội thế chấp quốc gia chính phủ (Ginnie Mae) của Mỹ, được thành lập để cải thiện dòng tín dụng trong thị trường nhà ở, đồng thời làm giảm các chi phí.

Doanh nghiệp được Chính phủ tài trợ hoạt động như thế nào

Các doanh nghiệp được chính phủ tài trợ không cho công chúng vay trực tiếp. Thay vào đó, họ đảm bảo các khoản vay của bên thứ ba và mua các khoản vay trong thị trường thứ cấp, qua đó cung cấp tiền cho người cho vay và các tổ chức tài chính.

GSE cũng phát hành trái phiếu ngắn hạn và dài hạn được gọi là trái phiếu đại lý. Mức độ mà một công ty phát hành trái phiếu đại lý không bị ảnh hưởng bởi những điều tiết của chính phủ lên rủi ro vỡ nợ. Các nhà đầu tư trái phiếu nắm giữ các loại trái phiếu đại lý được miễn thuế nhà nước và địa phương khi nhận các khoản chi trả lãi suất.

Mặc dù trái phiếu GSE có được sự ủng hộ ngầm của chính phủ, nhưng chúng không giống như trái phiếu kho bạc. Do vậy các chứng khoán này sẽ có lợi suất cao hơn một chút so với trái phiếu kho bạc, vì chúng có rủi ro tín dụng cao hơn và rủi ro vỡ nợ cao hơn.

Ví dụ về doanh nghiệp được chính phủ tài trợ

GSE đầu tiên được thành lập tại Mỹ là Hệ thống tín dụng nông nghiệp (FCS) vào năm 1916. Hệ thống tín dụng nông nghiệp là một mạng lưới các tổ chức cho vay thuộc sở hữu liên bang được giao nhiệm vụ cung cấp một nguồn tín dụng dễ tiếp cận cho nông dân, người chăn nuôi, và những người khác có liên quan đến nông nghiệp.

Để kích thích phân khúc nhà ở, năm 1932 chính phủ Mỹ đã thành lập Ngân hàng cho vay mua nhà liên bang (FHLB) thuộc sở hữu của hơn 8.000 tổ chức tài chính cộng đồng. Tiếp sau đó là Fannie Mae, Ginnie Mae và Freddie Mac lần lượt vào năm 1938, 1968 và 1970. Các GSE nhà ở mua các khoản thế chấp từ những người cho vay trên thị trường thế chấp thứ cấp. Số tiền thu được từ việc bán được sử dụng để cung cấp thêm nguồn tín dụng cho người vay hoặc người thế chấp khác.

Tầm quan trọng của doanh nghiệp được chính phủ tài trợ

Các khoản vay tổng hợp của GSE trong thị trường thứ cấp làm cho loại hình tổ chức này trở thành tổ chức tài chính lớn nhất ở Mỹ. Sự sụp đổ của một GSE có thể dẫn đến một vòng xoáy giảm giá trên thị trường, hay thậm chí một thảm họa kinh tế. Tuy nhiên do các tổ chức này có một sự bảo đảm ngầm từ chính phủ rằng họ sẽ không dễ dàng thất bại.

Các ý chính

Một doanh nghiệp được chính phủ tài trợ (GSE) là một tổ chức được chính phủ thành lập để tăng cường dòng tín dụng cho các lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế.

Doanh nghiệp được chính phủ tài trợ không cho vay trực tiếp đến dân chúng, thay vào đó, họ đảm bảo cho các khoản vay của bên thứ ba và mua các khoản vay trên thị trường thứ cấp để đảm bảo mức thanh khoản.

Các GSE cũng phát hành trái phiếu ngắn hạn và dài hạn (trái phiếu đại lý) mang sự hậu thuẫn ngầm của chính phủ, ví dụ như trường hợp của các công ty phát hành thế chấp Fannie Mae và Freddie Mac ở Mỹ.

(Theo Investopedia)

Lê Thảo

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.