|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Đỉnh dầu (Peak Oil) là gì? Dự đoán và hậu quả nếu xảy ra

18:09 | 13/04/2020
Chia sẻ
Đỉnh dầu (tiếng Anh: Peak Oil) đề cập đến điểm giả thuyết mà tại đó sản lượng dầu thô toàn cầu sẽ đạt mức tối đa, sau đó sản lượng sẽ bắt đầu giảm.
Đỉnh dầu (Peak Oil) là gì? Dự đoán và hậu quả nếu xảy ra - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Explaining the future)

Đỉnh dầu

Khái niệm

Đỉnh dầu trong tiếng Anh là Peak Oil.

Đỉnh dầu đề cập đến điểm giả thuyết mà tại đó sản lượng dầu thô toàn cầu sẽ đạt mức tối đa, sau đó sản lượng sẽ bắt đầu giảm.

Khái niệm này bắt nguồn từ "lí thuyết tạo đỉnh" của nhà địa vật lí Marion King Hubbert, nói rằng, việc sản xuất dầu là một đường cong hình chuông.

Trong cái nhìn truyền thống về đỉnh dầu, sự suy giảm trong sản xuất dầu sẽ nhanh hơn khi thách thức về việc khai thác mới các trữ lượng dầu tăng lên.

Điều này sẽ gây áp lực lên dự trữ hiện tại đang bị giảm dần theo thời gian. Nếu dự trữ mới không được đưa vào khai thác nhanh hơn mức dự trữ hiện tại, thì dầu sẽ đạt đỉnh.

Đỉnh dầu đã được tuyên bố nhiều lần, nhưng sự kìm hãm việc giảm tốc đã có hiệu quả. Bởi công nghệ khai thác mới như thủy lực bẻ gãy và những cuộc khảo sát thăm dò dầu đã phát hiện được những trữ lượng mới.

Cung và cầu của Đỉnh dầu

Cung của đỉnh dầu

Bởi vì dầu là một nguồn tài nguyên không tái tạo được, nên có giới hạn về mức độ mà thế giới có thể khai thác và tinh chế.

Về lí thuyết, đỉnh dầu có thể được tạo ra bởi việc gây áp lực lên sản xuất, vì việc thêm các nguồn dự trữ mới sẽ gặp nhiều thách thức hơn, nhưng cũng có thể là do sản phẩm có thể thay thế cho dầu trở nên hiệu quả hơn.

Những điều này làm giảm giá dầu, và làm cho việc thăm dò và sản xuất trở nên không có lợi.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã công bố điểm đỉnh dầu vào năm 1973 khi có lệnh cấm vận dầu mỏ, vô tình lộ ra việc, Mỹ đang cố gắng làm giảm nguồn cung dầu.

Kể từ đó, đỉnh dầu ở phía cung, là nỗi sợ hãi chính của các quốc gia phải phụ thuộc năng lượng.

Nhưng chính nỗi sợ này đã thúc đẩy các quốc gia đầu tư vào việc thăm dò và công nghệ, đã liên tục đẩy đỉnh dầu dự kiến diễn ra trong tương lai.

Giá tăng dựa trên giả định rằng dầu sẽ đạt đỉnh, sẽ khuyến khích các khoản đầu tư mới vào công nghệ và đỉnh dầu sẽ không thực sự xảy ra.

Cầu của đỉnh dầu

Cầu của đỉnh dầu là điểm mà tại đó công nghệ mới, năng lượng thay thế trở nên hiệu quả hơn so với khai thác dầu.

Năm 2016, OPEC bắt đầu thảo luận về khả năng xảy ra của cầu đỉnh dầu trong vòng một thập kỷ. Các dự báo khiêm tốn chỉ ra nhu cầu dầu đạt đỉnh cao nhất xảy ra trong khoảng từ 2035-2050. Vì vậy, đỉnh dầu một lần nữa dường như là không thể tránh khỏi.

Dự đoán Đỉnh dầu

Một số nhà phân tích và quan chức ngành tin rằng chúng ta sẽ thấy đỉnh dầu trước năm 2030, nhưng việc đưa ra những dự báo này không phải lúc nào cũng dễ dàng vì sự khó khăn trong đo lường được kích thước thực tế của trữ lượng dầu trên thế giới.

Hậu quả có thể xảy ra của Đỉnh dầu

Một số hậu quả rõ ràng nhất của việc đạt đỉnh dầu có liên quan trực tiếp đến nền kinh tế.

Nguồn cung dầu giảm sẽ dẫn đến giá tăng đột biến. Và bởi vì nhiều ngành công nghiệp phụ thuộc vào dầu thô và các sản phẩm liên quan, các khía cạnh khác của nền kinh tế sẽ thấy những thay đổi mạnh mẽ.

Con người phụ thuộc rất nhiều vào dầu thô và những sản phẩm từ nó. Điều đó có nghĩa là bất kì sự sụt giảm nào trong sản xuất dầu có thể dẫn đến sự thay đổi trong nền văn hóa và nền công nghiệp thế giới.

Phần lớn tác động của đỉnh dầu có thể sẽ được cảm nhận ở các gia đình có thu nhập thấp đến thu nhập trung bình.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng