|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum - WEF) là gì? Quan hệ của WEF với Việt Nam

16:16 | 10/12/2019
Chia sẻ
Diễn đàn Kinh tế thế giới (tiếng Anh: World Economic Forum; viết tắt: WEF) là một trong những diễn đàn toàn cầu uy tín và hoạt động hiệu quả, thu hút sự quan tâm và tham dự của rất nhiều bên tham gia.
wef

Hình mình họa (Nguồn: Institute of Strategic and International Studies)

Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum - WEF)

Khái niệm

Diễn đàn Kinh tế thế giới trong tiếng Anh là World Economic Forum; viết tắt là WEF.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) là một trong những diễn đàn toàn cầu uy tín và hoạt động hiệu quả, thu hút sự quan tâm và tham dự của hầu hết Lãnh đạo các nước lớn, các tổ chức quốc tế cũng như các tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới. 

Hàng năm, WEF tổ chức nhiều diễn đàn cấp toàn cầu và khu vực, qui tụ các nhà lãnh đạo chính phủ, lãnh đạo doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các học giả từ khắp thế giới để bàn luận về những vấn đề kinh tế - phát triển và thời sự toàn cầu. Diễn đàn quan trọng nhất của WEF là Hội nghị thường niên được tổ chức vào cuối tháng 1 hàng năm tại Davos, Thụy Sỹ. 

Bên cạnh Hội nghị Davos, hàng năm WEF cũng tổ chức các diễn đàn khu vực, tiêu biểu là Hội nghị WEF về Đông Á, Hội nghị WEF Thiên Tân (hoặc Đại Liên) tại Trung Quốc, Hội nghị WEF về Ấn Độ, Hội nghị WEF về Mỹ La-tinh, Hội nghị WEF về Trung Đông,... Các diễn đàn khu vực này là nơi trao đổi và phân tích đánh giá các vấn đề phát triển của khu vực.

Quan hệ của Diễn đàn Kinh tế thế giới với Việt Nam

1. Việt Nam và WEF có quan hệ từ năm 1989. WEF thường mời Việt Nam tham dự các Hội nghị thường niên tại Davos và các Hội nghị của WEF về Đông Á. Đặc biệt, đánh giá cao những thành tựu kinh tế ngoạn mục của ta, năm 2007 Chủ tịch WEF đã mời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị WEF Davos 2007. Tại các Hội nghị tiếp sau đó của WEF, Việt Nam đều nhiều lần tham dự ở cấp cao.

2. Hiện tại, Việt Nam có 13 tập đoàn/ tổng công ty lớn là thành viên của WEF, trong đó có Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, VinaCapital, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), Tổng công ty Xuất nhập Khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Tập đoàn Bảo Việt, Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 (Cofico), Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SIG), Tập đoàn FPT, Công ty Cổ phần Sovico (Sovico Holdings), Tập đoàn Tân Tạo, Tập đoàn Viettel, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

3. Hội nghị WEF Đông Á 2010 tại Việt Nam:

Năm 2010, Việt Nam đã tổ chức thành công Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tham dự WEF Đông Á 2010, có hơn 500 đại biểu là các quan chức chính phủ, học giả, lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu thế giới và khu vực. 

Với chủ đề "Vai trò đang lên của châu Á trong phát triển toàn cầu", Hội nghị đã có 16 phiên họp chính thức và nhiều hoạt động bên lề khác, tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau: (i) Vai trò toàn cầu đang lên của Đông Á; (ii) Các điều chỉnh chính sách phát triển của Đông Á trong giai đoạn hậu khủng hoảng; (iii) Tăng cường hợp tác khu vực; (iv) Hợp tác tiểu vùng Mê Kông.

Với vai trò là nước chủ nhà, Việt Nam đã tham gia rất tích cực các hoạt động của WEF Đông Á 2010, gây được ấn tượng tốt đẹp và năng động đối với lãnh đạo Chính phủ các nước và cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu.

(Tài liệu tham khảo: mofahcm.gov.vn)

Tường Vy

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.