|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

BRIC là gì? Nội dung về BRIC

17:09 | 09/12/2019
Chia sẻ
BRIC là từ viết tắt của các quốc gia đang phát triển, bao gồm Brazil, Nga (Russia), Ấn Độ (India) và Trung Quốc (China), đây là các quốc gia được cho là nhà cung cấp hàng hóa sản xuất, dịch vụ và nguyên liệu thô trong tương lai vào năm 2050.
BRICS

Hình minh họa (Nguồn: papertyari)

BRIC

Khái niệm

BRIC là từ viết tắt của các quốc gia đang phát triển, bao gồm Brazil, Nga (Russia), Ấn Độ (India) và Trung Quốc (China), đây là các quốc gia được cho là nhà cung cấp hàng hóa sản xuất, dịch vụ và nguyên liệu thô trong tương lai vào năm 2050.

Trung Quốc và Ấn Độ sẽ trở thành nhà cung cấp chủ chốt về hàng hóa dịch vụ được sản xuất trên thế giới, bên cạnh đó, các nước Brazil và Nga sẽ trở nên chiếm ưu thế tương tự với vai trò là nhà cung cấp nguyên liệu thô. Kể từ năm 2010, Nam Phi đã gia nhập nhóm, vì vậy khối này hiện được gọi là BRICS.

Nội dung về BRIC

Năm 1990, các nước BRIC chiếm 11% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. Năm 2014, con số này đã tăng lên gần 30%.

Các quốc gia BRIC ban đầu được dự đoán là nền kinh tế thị trường tăng trưởng nhanh nhất theo Jim O'Neill của Ngân hàng Goldman Sachs vào năm 2001. Luận án của Goldman Sachs không cho rằng các quốc gia này là một liên minh chính trị như Liên minh châu Âu (EU) hay một hiệp hội thương mại chính thức.

Thay vào đó, họ có quyền lực như một khối kinh tế. Các nước BRIC không công bố các thỏa thuận thương mại chính thức nhưng các nhà lãnh đạo thường xuyên tham dự các hội nghị thượng đỉnh cùng nhau và thường hành động vì lợi ích của nhau. BRIC được định trước rằng, vào năm 2050, các nền kinh tế này sẽ giàu có hơn hầu hết các cường quốc kinh tế lớn hiện nay.

Sự tăng trưởng này là do chi phí lao động và sản xuất thấp hơn so với các quốc gia khác. Việc khởi tạo BRIC được mở rộng để đưa Nam Phi trở thành quốc gia thứ năm gia nhập vào khối này vào năm 2010. Nhiều công ty cũng dẫn chứng các quốc gia BRIC là một nguồn mở rộng nước ngoài hoặc cơ hội đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Sự mở rộng kinh doanh nước ngoài xảy ra ở các nước có nền kinh tế có nhiều triển vọng đầu tư.

Ngân hàng Goldman Sachs cũng tạo ra một quĩ đầu tư đặc biệt nhắm tới các cơ hội vào các nền kinh tế BRIC. Tuy nhiên, ngân hàng này đã hợp nhất quĩ đó với một quĩ thị trường mới nổi rộng lớn hơn vào năm 2015 sau khi triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế BRIC chậm lại.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

Tường Vy

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.