|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

11 nền kinh tế lớn tiếp theo (Next Eleven) là gì? Nội dung về 11 nền kinh tế lớn tiếp theo

16:00 | 09/12/2019
Chia sẻ
11 nền kinh tế lớn tiếp theo (tiếng Anh: Next Eleven; viết tắt: N-11) là 11 quốc gia đã sẵn sàng trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thế kỉ 21 sau các nước BRIC.
Going-Global-20111

Hình minh họa (Nguồn: Raconteur)

11 nền kinh tế lớn tiếp theo (Next Eleven)

Khái niệm

11 nền kinh tế lớn tiếp theo trong tiếng Anh là Next Eleven; viết tắt: N-11.

11 nền kinh tế lớn tiếp theo (N-11) là 11 quốc gia đã sẵn sàng trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thế kỉ 21 sau các nước BRIC. N-11 đã được Ngân hàng Goldman Sachs bình chọn trong một bài báo năm 2005 tìm hiểu về tiềm năng của BRIC và N-11. 11 nền kinh tế lớn tiếp theo là Hàn Quốc, Mexico, Bangladesh, Ai Cập, Indonesia, Iran, Nigeria, Pakistan, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.

Nội dung về 11 nền kinh tế lớn tiếp theo

Thuật ngữ "11 nền kinh tế lớn tiếp theo" được đưa ra trong một bài báo có tiêu đề là "How Solid are the BRICs?" bởi Jim O'Neill, Dominic Wilson, Roopa Purushothaman và Anna Stupnytska thuộc Ngân hàng Goldman Sachs, xuất bản vào ngày 1 tháng 12 năm 2005.

Mục đích của bài viết là xem xét hiệu suất của các quốc gia BRIC, bao gồm các nước như Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Goldman Sachs trước đây đã đặt tên BRIC là các quốc gia tiếp theo của nền kinh tế thế giới. Bài báo đã xem xét tiến trình của các nước nhóm BRIC nhưng sau đó họ đã đưa ra ý tưởng về một tập hợp các quốc gia lớn hơn có khả năng phát triển trên một quĩ đạo chậm hơn BRIC nhưng vẫn có thể trở thành các nước lớn trên thế giới.

Các tác giả của bài báo đã tạo ra một Growth Environment Score - GES (tạm dịch: điểm môi trường tăng trưởng) giúp họ đánh giá các nước và chỉ rõ tiềm năng phát triển của các quốc gia này để trở thành những nền kinh tế thế giới. Các thành phần của bài đánh giá bao gồm tính ổn định kinh tế vĩ mô, điều kiện kinh tế vĩ mô, năng lực công nghệ, vốn nhân lực và điều kiện chính trị.

Theo bài báo, "[...] sự tăng trưởng mạnh đạt được tốt nhất khi đi kèm với nền kinh tế ổn định và cởi mở, đầu tư lành mạnh, tỉ lệ áp dụng công nghệ cao, lực lượng lao động dồi dào, có tay nghề cao, và môi trường chính trị an toàn, theo khuôn khổ".

Các quốc gia trên thế giới đã được tiến hành kiểm tra và 11 nền kinh tế lớn tiếp theo đã được chọn. Các tác giả của bài báo đã sử dụng mô hình toán học nhằm mục đích xây dựng các biểu đồ đo lường để cho ra kết quả các quốc gia nào có thể có nền kinh tế mạnh nhất trong 20 đến 45 năm sau khi bài báo được xuất bản.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

Tường Vy

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.