|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lừa đảo Nigeria (Nigerian Scam) là gì? Cách thức hoạt động của lừa đảo Nigeria

16:33 | 04/12/2019
Chia sẻ
Lừa đảo Nigeria (tiếng Anh: Nigerian Scam) thường được thực hiện theo phương thức kẻ lừa đảo gửi email nhờ một người tạo điều kiện giúp đỡ hắn nhận được một khoản tiền lớn; đổi lại người giúp sẽ được chia một khoản tiền đáng kể.
Nigerian-Scam-shutterstock_251465242

Hình minh họa. Nguồn: deusm.com

Lừa đảo Nigeria

Khái niệm

Lừa đảo Nigeria hay còn gọi là lừa đảo lệ phí trả trước hoặc lừa đảo 419, trong tiếng Anh là Nigerian Scam, Adance Fee Fraud hoặc 419 Fraud.

Lừa đảo Nigeria được thực hiện theo phương thức kẻ lừa đảo gửi email nhờ một người tạo điều kiện để giúp đỡ hắn nhận được một khoản tiền lớn. Đổi lại, kẻ lừa đảo hứa sẽ trả người giúp đỡ một khoản hoa hồng đáng kể, đôi khi lên tới vài triệu đôla, tùy thuộc vào độ cả tin của mục tiêu. 

Những kẻ lừa đảo sau đó yêu cầu người nhận email gửi trước một khoản tiền để giúp cho việc chuyển tiền. Nếu nạn nhân gửi tiền, chúng sẽ biến mất ngay lập tức hoặc tiếp tục yêu cầu gửi thêm tiền.

Loại lừa đảo này thường được gọi là lừa đảo Nigeria vì mức độ phổ biến của nó ở nước này, đặc biệt là trong những năm 1990. Tên gọi "Lừa đảo 419" bắt nguồn từ việc điều khoản 419 Bộ luật hình sự Nigeria tuyên bố loại gian lận này là bất hợp pháp.

Tuy nhiên, trò lừa đảo này không chỉ giới hạn ở Nigeria mà còn được thực hiện bởi nhiều tổ chức tội phạm ở nhiều quốc gia trên thế giới. 

Có nhiều tranh cái về nguồn gốc của trò lừa đảo này. Một số ý kiến cho rằng nó bắt đầu ở Nigeria trong những năm 1970, trong khi những người khác cho rằng nó xuất phát từ các vụ lừa đảo bội tín từ hàng trăm năm trước như trò lừa đảo tù nhân Tây Ban Nha.

Cách thức hoạt động của lừa đảo Nigeria

Những kẻ lừa đảo hi vọng rằng khoản tiền chia phần sẽ đủ hấp dẫn để để người nhận email chịu rủi ro gửi hàng ngàn đôla cho một người lạ. Chúng có thể bịa ra rất nhiều lí do để chuyển tiền, ví dụ như bị chính phủ đóng băng tài khoản hay cần phải hối lộ một quan chức hay nhân viên ngân hàng để chuyển tiền về.

Tuy nhiên, khi gặp phải email kiểu này, điều quan trọng cần nhớ là nếu bất cứ điều gì nghe có vẻ quá tốt trong thực tế, thì chúng thường không tồn tại. Lừa đảo Nigeria vẫn tiếp tục tồn tại bởi vì chỉ cần một số ít người mắc lừa thì những kẻ lừa đảo đã kiếm được số tiền lớn. 

Dấu hiệu cảnh báo về một vụ lừa đảo Nigeria bao gồm tài khoản tiền tệ ở nước ngoài, chính tả và ngôn ngữ kì lạ trong nội dung email; và một lời hứa sẽ bồi thường khoản tiền đáng kể chỉ cần người gửi bỏ ra một ít nỗ lực.

(Theo investopedia)

Giang