|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Liên đoàn Ả Rập (Arab League) là gì?

10:45 | 04/12/2019
Chia sẻ
Liên đoàn Ả Rập (tiếng Anh: Arab League) là một liên minh giữa các nước châu Phi và châu Á nói tiếng Ả Rập. Liên đoàn được thành lập tại Cairo vào năm 1945 để thúc đẩy độc lập, chủ quyền, thương mại và lợi ích của các quốc gia thành viên.
900px-Flag_of_the_Arab_League

Hình minh họa. Nguồn: wikimedia.org

Liên đoàn Ả Rập

Khái niệm

Liên đoàn Ả Rập trong tiếng Anh là Arab League.

Liên đoàn Ả Rập là một liên minh giữa các nước châu Phi và châu Á nói tiếng Ả Rập. Liên đoàn được thành lập tại Cairo vào năm 1945 để thúc đẩy độc lập, chủ quyền, thương mại và lợi ích của các quốc gia thành viên.

22 thành viên của Liên đoàn Ả Rập tính đến năm 2018 là Algeria, Bahrain, Comoros, Djibouti, Ai Cập, Iraq, Jordan, Kuwait, Lebanon, Libya, Mauritania, Morocco, Oman, Palestine, Qatar,  Saudi Arabia, Somalia, Sudan, Syria, Tunisia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Yemen. 

Các quốc gia trong Liên đoàn Ả Rập có dân số, của cải, GDP và trình độ học vấn rất khác nhau. Đây đều là những quốc gia chủ yếu theo đạo Hồi và nói tiếng Ả Rập, nhưng Ai Cập và Saudi Arabia được coi là những nước có vai trò chủ chốt trong Liên minh. 

Thông qua các thỏa thuận phòng vệ chung, hợp tác kinh tế và thương mại tự do và các hiệp định khác, liên đoàn này giúp các quốc gia thành viên phối hợp thực hiện các chương trình của chính phủ và văn hóa để tạo điều kiện hợp tác và hạn chế xung đột.

Hội đồng Liên đoàn

Hội đồng là cơ quan cao nhất của Liên đoàn và bao gồm đại diện của các quốc gia thành viên, thường là là bộ trưởng ngoại giao, đại diện của họ hoặc đại biểu thường trực. Mỗi quốc gia thành viên có một phiếu bầu. 

Hội đồng họp hai lần một năm, vào tháng ba và tháng chín. Hai quốc gia thành viên trở lên có thể yêu cầu một phiên họp đặc biệt. Ban thư kí quản lí các hoạt động hàng ngày của Liên đoàn. Ban thư kí là cơ quan hành chính của liên đoàn, cơ quan điều hành của hội đồng và các hội đồng bộ trưởng đặc biệt.

Mâu thuẫn giữa các thành viên

Hiệu quả của Liên đoàn Ả Rập đã bị cản trở bởi sự chia rẽ giữa các quốc gia thành viên. Trong Chiến tranh Lạnh, một số thành viên ủng hộ Liên Xô trong khi những thành viên khác liên kết với các quốc gia phương Tây. 

Cũng có sự cạnh tranh về lãnh đạo, ví dụ, giữa Ai Cập và Iraq. Sự căng thẳng giữa các chế độ quân chủ như Saudi Arabia, Jordan và Morocco cũng đã gây rối loạn trong liên đoàn.

Cuộc tấn công của Mỹ vào Saddam Hussein Iraq đã tạo ra những rạn nứt đáng kể giữa các thành viên của Liên đoàn Ả Rập. Và vì các quyết định của liên đoàn chỉ áp dụng cho các quốc gia đã bỏ phiếu, sự chia rẽ đã làm giảm ảnh hưởng của liên đoàn.

Thuật ngữ liên quan

Mùa xuân Ả Rập

Các cuộc nổi dậy trong "Mùa xuân Ả Rập" vào đầu năm 2011 đã thúc đẩy Liên đoàn hành động; và Liên đoàn Ả Rập đã ủng hộ hành động của Liên Hợp Quốc chống lại lực lượng của Muammar Gaddafi tại Libya.

Tuy nhiên, hành động của Liên đoàn hầu như chỉ giới hạn ở việc ban hành các tuyên bố. Một ngoại lệ là cuộc tẩy chay kinh tế Israel từ năm 1948 đến 1993.

(Theo investopedia)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Giang

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.