|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tập đoàn kinh tế (Economic Group) là gì?

09:28 | 23/08/2019
Chia sẻ
Tập đoàn kinh tế (tiếng Anh: Economic Group) là một cơ cấu sở hữu không có tư cách pháp nhân, hoạt động trên nhiều lĩnh vực ở nhiều vùng lãnh thổ khác nhau dưới hình thức công ty mẹ - công ty con.
BIA%20DIEU%20LE

Hình minh họa. Nguồn: tuoitrethudo.com.vn

Tập đoàn kinh tế

Khái niệm

Tập đoàn kinh tế trong tiếng Anh là Economic Group.

Tập đoàn kinh tế là một cơ cấu sở hữu được tổ chức thành hệ thống với qui mô lớn, vừa có chức năng sản xuất kinh doanh, vừa có chức năng tập trung các nguồn lực về tài chính, lao động, công nghệ, thị trường...nhằm tối đa hoá lợi nhuận thông qua hoạt động trên nhiều lĩnh vực ở nhiều vùng lãnh thổ khác nhau dưới hình thức công ty mẹ - công ty con.

Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng kí kinh doanh theo qui định của Luật Doanh nghiệp. Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định.

Các mô hình Tập đoàn kinh tế

- Theo cơ chế đầu tư vốn: Đầu tư đơn cấp, Đầu tư đa cấp, Đầu tư hỗn hợp

- Theo cơ chế liên kết kinh doanh: Liên kết theo chiều dọc, Liên kết theo chiều ngang, Liên kết hỗn hợp (kết hợp theo chiều dọc và chiều ngang)

- Theo cơ chế quản lí: Mô hình tập trung, Mô hình phân tán, Mô hình hỗn hợp (kết hợp mô hình phân tán và mô hình tập trung)

Các đặc trưng cơ bản của Tập đoàn kinh tế 

- Có phạm vi hoạt động lớn trong một hoặc nhiều quốc gia

- Có qui mô lớn về nguồn vốn nhân lực và doanh số hoạt động

- Có hình thức sở hữu hỗn hợp, trong đó có một chủ thể đóng vai trò chi phối

- Cơ cấu tổ chức phức tạp

- Hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực nhưng thường có một ngành, nghề chủ đạo.

Sự cần thiết hình thành các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam

Vai trò của các tập đoàn kinh tế ở nước ta trở là hết sức cần thiết và hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của một nền kinh tếchuyển đổi có bối cảnh đặc thù như ở nước ta, điều này thể hiện ở 7 khía cạnh:

- Thứ nhất, tập đoàn kinh tế giữ vững vai trò trụ cột trong nền kinh tế, công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước

- Thứ hai, tập đoàn kinh tế cho phép huy động được các nguồn lực vật chất, lao động và vốn trong xã hội vào quá trình sản xuất kinh doanh, tạo ra sự hỗ trợ trong việc cải tổ cơ cấu sản xuất, hình thành những Công ty hiện đại, qui mô có tiềm lực kinh tế lớn

- Thứ ba, tập đoàn kinh tế góp phần mở rộng phân công lao động quốc tế và hợp tác quốc tế

- Thứ tư, tập đoàn kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với các nước mới công nghiệp hóa. Nó bảo vệ nền sản xuất trong nước, cạnh tranh với các Công ty đa quốc gia, tập đoàn kinh tế lớn của các nước khác

- Thứ năm, việc hình thành nên các tập đoàn kinh tế sẽ khắc phục được tình trạng hạn chế về vốn của các Công ty riêng lẻ

- Thứ sáu, tập đoàn kinh tế có vai trò to lớn trong việc đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh của các Công ty thành viên

- Thứ bảy, tập đoàn kinh tế là công cụ hội nhập kinh tế quốc tế. Ở nhiều quốc gia việc xây dựng các tập đoàn kinh tế được coi là một chiến lược nhằm nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển khác như ở Hàn Quốc, Trung Quốc...

(Theo Giáo trình Kế toán tập đoàn, Học viện Tài chính)

Tuệ Thi

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.