|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Điểm mặt những nông sản Mỹ có nguy cơ nằm trong danh sách trả đũa của Trung Quốc

20:00 | 23/03/2018
Chia sẻ
Với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế trừng phạt đối với hàng hóa của Trung Quốc, sự chú ý hiện tại đã được chuyển sang những biện pháp trả đũa có thể xảy ra, mà các mặt hàng nông nghiệp Mỹ trở thành một mục tiêu rõ ràng.

Người nông dân Mỹ xuất khẩu nhiều nông phẩm sang Trung Quốc hơn bất kỳ quốc gia nào. Bằng việc đánh thuế nhập khẩu đối với những mặt hàng như đậu nành và thịt heo, Trung Quốc có thế hủy hoại tăng trưởng sản xuất tại các vùng nông thôn chủ chốt của Mỹ, những bang ủng hộ chính của ông Trump trong cuộc bầu cử.

Bloomberg tổng hợp một số nông phẩm có nguy cơ trở thành đối tượng trả đũa từ Trung Quốc.

1. Đậu nành

Loại ngũ cốc này rất quan trọng đối với Trung Quốc, nơi nó được sử dụng làm thức ăn cho động vật và trong một lượng lớn các loại thực phẩm khác nhau. Theo Hiệp hội Đầu nành Mỹ, thương mại đậu nành cũng rất quan trọng đối với người nông dân Mỹ, với 1/3 sản xuất của họ tương đương giá trị 14 tỷ USD được đưa sang Trung Quốc hàng năm.

Vì vậy, đậu nành rõ ràng trở thành đối tượng được chính phủ Trung Quốc nhắm tới.

Nếu Trung Quốc thực sự tiến hành trả đũa, người nông dân trồng đậu nành của Mỹ có thể gánh chịu thiệt hại nghiêm trọng.

"Đường lối cứng rắn mà chính quyền ông Trump đang áp dụng đối với Trung Quốc sẽ dẫn tới hành động trả đũa, điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh kế của người nông dân”, Hiệp hội đậu nành cho biết.

Tuy nhiên, mặc dù có nguồn cung từ Brazil và Argentina cung cấp rất nhiều, Trung Quốc vẫn là một thị trường tiêu thụ lớn và dường như nó không thể thoát hoàn toàn khỏi đậu nành Mỹ. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo nhập khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tăng tới 100 triệu tấn trong mùa vụ năm sau, nhiều hơn 1/4 tổng sản lượng toàn cầu hiện nay.

diem mat nhung nong san my co nguy co nam trong danh sach tra dua cua trung quoc
Nguồn cung nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc.

2. Thịt heo

Mỹ xuất khẩu khoảng 1/5 lượng thịt heo sản xuất của mình, và Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ thịt lớn nhất thế giới, là một trong số những người mua lớn nhất. Mỹ đã xuất khoảng 309.000 tấn thịt heo vào Trung Quốc trong năm ngoái, theo dữ liệu của USDA. Số liệu từ Hiệp hội xuất khẩu thịt Mỹ, kết hợp với Hồng Kông, đứng thứ hai, sau Mexico.

Theo một báo cáo của các nhà phân tích tại Vertical Group, thịt heo của Mỹ có thể dễ dàng trở thành mục tiêu. Hoạt động nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm tỏng những tháng gần đây vì lượng đàn gia tăng và giá heo giảm. Hơn thế nữa, quốc gia này có tham vọng trở nên tự lập hơn. Trong năm 2013, công ty Smithfield Foods, nhà sản xuất thịt heo của Mỹ cũng là nhà sản xuất lớn nhất thế giới, được tập đoàn WH Group của Hồng Kông mua lại.

3. Bông

Mặt hàng này đại diện cho một dòng thương mại khổng lồ khác từ Mỹ, với xuất khẩu bông thô đạt 5,8 tỷ USD trong năm ngoái, theo dữ liệu của chính phủ. Trong đó, Trung Quốc là điểm đến hàng đầu sau Việt Nam.

Mặc dù vậy, ông Peter Egli, Giám đốc quản lý rủi ro tại Plexus Cotton ở Chicago cho biết, thị trường bông quan tâm nhiều hơn về mối đe dọa tổng thể do cuộc chiến thương mại gây ra, thay vì các khoản thuế có thể bị áp. Sự gián đoạn trong hoạt động thương mại đậu nành có thể thúc đẩy nông dân Mỹ trồng nhiều bông hơn để thay thế, tăng nguồn cung và khiến giá giảm.

diem mat nhung nong san my co nguy co nam trong danh sach tra dua cua trung quoc
Trung Quốc là nhân tố thúc đẩy xuất khẩu cỏ linh lăng của Mỹ.

4. Cỏ linh lăng

Trung Quốc là thị trường cỏ khô linh lăng lớn nhất của Mỹ, chiếm khoảng 44% trong tổng khối lượng xuất khẩu 3 năm qua. Xuất khẩu của cỏ linh lăng gồm một phần lớn nông nghiệp ở California, Washington và Idaho.

Sự tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi hoạt động sản xuất trong ngành công nghiệp sữa của quốc gia này. Các trang trại lớn, hiện đại, đang tăng số lượng bò sữa, thích các loại cỏ khô và thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. Chính phủ Trung Quốc trong năm ngoái đã tuyên bố một kế hoạch thúc đẩy trồng cỏ khô để tăng nguồn cung nội địa vào năm 2020.

5. Cao lương

Chính quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bắt đầu một cuộc điều tra về nhập khẩu cao lương (miến mía) của Mỹ. Theo ông Tim Lust, Giám đốc điều hành của Lubbock, nhà sản xuất cao lương quốc gia tại Texas, giá ngũ cốc thường được sử dụng để nuôi gia súc, đang trong tình trạng giảm giá gần đây do không sự chắc chắn xung quanh vấn đề về Trung Quốc.

Lyly Cao

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).