|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Đề xuất tài chính (Financial Proposal) trong đấu thầu là gì? Đàm phán đề xuất tài chính

11:44 | 15/10/2019
Chia sẻ
Đề xuất tài chính (tiếng Anh: Financial Proposal) trong đấu thầu là báo cáo bằng văn bản của nhà thầu, mô tả chi tiết danh sách những chi phí trực tiếp và gián tiếp để thực hiện gói thầu.
124487_dark-blue-powerpoint-backgrounds-invitation-templates_1600x1200_h

Đề xuất tài chính (Financial Proposal) (Nguồn: Market Plus)

Đề xuất tài chính (Financial Proposal)

Đề xuất tài chính - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Financial Proposal.

Đề xuất tài chính là báo cáo bằng văn bản của nhà thầu, mô tả chi tiết danh sách những chi phí trực tiếp và gián tiếp để thực hiện gói thầu. Bên mời thầu và nhà thầu đàm phán về từng loại chi phí để đi đến thỏa thuận cuối cùng về tổng chi phí để thực hiện gói thầu. (Theo Moneystrands)

Đàm phán đề xuất tài chính

Đàm phán về đề xuất tài chính có thể bao gồm các nội dung sau:

Số lượng chuyên gia

Nếu hồ sơ mời thầu không qui định cụ thể số lượng nhân sự để thực hiện gói thầu, bên mời thầu có thể đàm phán với nhà thầu để thay đổi số lượng nhân sự so với để xuất của nhà thầu, nhưng không làm ảnh hưởng tới chất lượng thực hiện gói thầu. Thông thường, sự thay đổi sẽ theo chiều hướng giảm số lượng nhân sự không chủ chốt, từ đó giảm chi phí.

Ngoài ra, thông thường chuyên gia làm việc tại hiện trường hoặc tại địa điểm của bên mời thầu sẽ nhận thù lao cao hơn khi làm việc tại địa điểm của nhà thầu. Vì vậy, bên mời thầu sẽ xem xét đề xuất của nhà thầu về thời gian làm việc của chuyên gia tại các địa điểm khác nhau để đảm bảo tính hợp lí và giảm thiểu chi phí.

Các chi phí khác ở trong nước và nước ngoài (nếu có)

Bên mời thầu xem xét từng khoản chi cho các nội dung, và đề xuất điều chỉnh những khoản chi hoặc mức độ chi không cần thiết để phù hợp với điều kiện cụ thể của gói thầu.

Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận với nhà thầu xếp thứ nhất về kĩ thuật, bên mời thầu tuyên bố dừng đàm phán với nhà thầu và thực hiện đàm phán với nhà thầu xếp hạng tiếp theo (nếu có).

Thông thường, nguyên nhân của việc không đạt được thỏa thuận nằm ở chi phí cho chuyên gia. Đặc biệt trong trường hợp đấu thầu quốc tế, có sự khác biệt lớn trong mức lương cơ bản trả cho chuyên gia tại các quốc gia khác nhau, và đàm phán rất khó thành công nếu nhà thầu quốc tế đến từ các quốc gia phát triển đề xuất mức chi phí rất cao só với ước tính.

Thời gian đàm phán và mức giá thỏa thuận

Điều này phụ thuộc rất nhiều vào chênh lệch giữa giá dự thầu của nhà thầu và giá gói thầu, cũng như trình độ chuyên môn và khả năng đàm phán của bên mời thầu.

Thông thường, các nhà thầu khi biết bên mời thầu áp dụng phương pháp dựa trên cơ sở chất lượng để đánh giá hồ sơ dự thầu, và trình độ chuyên môn cũng như khả năng đàm phán còn hạn chế, họ sẽ đưa ra một mức giá cao hơn thực tế, và sẽ xem xét khả năng đàm phán của bên mời thầu để đưa ra quyết định. (Theo Giáo trình Đấu thầu, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Khai Hoan Chu

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.