|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Đạo luật trao đổi hàng hóa (Commodity Exchange Act - CEA) là gì? Những thách thức về tiền điện tử

09:52 | 01/11/2019
Chia sẻ
Đạo luật trao đổi hàng hóa (tiếng Anh: Commodity Exchange Act, viết tắt: CEA) cung cấp các quy định liên bang Mỹ đối với tất cả các hoạt động giao dịch tương lai.
GettyImages-71968930-dd627b67e7ee4e46b8dd55c0a9dd0ec1

Hình minh họa. Nguồn: Peekerfinance.com

Đạo luật trao đổi hàng hóa

Khái niệm

Đạo luật trao đổi hàng hóa trong tiếng Anh là Commodity Exchange Act, viết tắt là CEA.

Đạo luật trao đổi hàng hóa (CEA) được thiết kế để ngăn chặn và loại bỏ các chướng ngại vật trong thương mại giữa các tiểu bang của Mỹ bằng cách điều chỉnh các giao dịch trên các sàn giao dịch hàng hóa tương lai. CEA hầu như hạn chế hay bãi bỏ viêc bán khống và khả năng thao túng thị trường.

CEA trao cho Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) quyền thiết lập các qui định được nêu trong Chương I Tiêu đề 17, Bộ luật Qui định Liên bang (CPR). Được chính phủ Mỹ thông qua vào năm 1936, CEA về cơ bản đã thay thế Đạo luật Grain Futures năm 1922. 

Các mục tiêu của CFTC bao gồm:

Thúc đẩy thị trường tương lai cạnh tranh và hiệu quả

Bảo vệ nhà đầu tư chống lại thao túng thị trường

Chính sách cho các hành vi thương mại lạm dụng và gian lận

Nếu không có qui định và người quản như họ, những người tham gia thị trường có thể bị lừa và mất niềm tin vào thị trường vốn, điều này gây bất lợi cho các nhà đầu tư, người tiêu dùng và xã hội. Mục tiêu của thị trường vốn là phân bổ hiệu quả nguồn vốn cho các hệ thống hoạt động có lợi nhất và hệ thống sản xuất năng suất cao cho nền kinh tế.

CFTC có năm ủy ban, mỗi ủy ban do một ủy viên đứng đầu, được bổ nhiệm bởi tổng thống và được Thượng viện phê chuẩn. Năm ủy ban này tập trung vào nông nghiệp, thị trường toàn cầu, thị trường năng lượng và môi trường, công nghệ và sự hợp tác giữa CFTC và Ủy ban giao dịch chứng khoán (SEC). Các ủy ban đại diện cho lợi ích của các ngành công nghiệp cụ thể, thương nhân, sàn giao dịch tương lai, sàn giao dịch hàng hóa, người tiêu dùng và môi trường.

Những thách thức về tiền điện tử 

Công nghệ tài chính (FinTech) như điện toán đám mây, giao dịch thuật toán, sổ cái phân tán và trí tuệ nhân tạo đặt ra những thách thức mới cho CFTC trong thời đại thuật số đương đại. Tiền ảo hoặc tiền điện tử, có chức năng như một phương tiện trao đổi,  có chức năng là tiền danh nghĩa hoặc là trung gian trao đổi hàng hóa dịch vụ, lại là một thách thức khác. Tiền mã hóa Bitcoin đã có một hợp đồng tương lai đầu tiên vào cuối năm 2017 trong giao dịch với Tập đoàn CME.

Đáng chú ý, tiền ảo đã được xác định là hàng hóa theo CEA. Tuy nhiên, có nhiều hạn chế đối với việc giám sát tiền ảo theo qui định của thị trường hàng hóa tiền mặt. CFTC có thẩm quyền thực thi chống gian lận và thao túng đối với thị trường tiền điện tử như một loại hàng hóa trong việc giao thương giữa các tiểu bang ở Mỹ.

Những công nghệ mới có tác động đáng kể hoặc thậm chí là làm thay đổi các thị trường do CFTC điều tiết và ngay chính cơ quan này. 

(Theo Investopedia)

Lê Thảo