Đánh dấu giảm (Downtick) là gì? Hiểu về Đánh dấu giảm
Đánh dấu giảm (Downtick)
Khái niệm
Đánh dấu giảm trong tiếng Anh là Downtick.
Đánh dấu giảmlà việc một công cụ tài chính giao dịch ở mức giá thấp hơn so với giá giao dịch trước đó. Đánh dấu giảm xảy ra khi giá cổ phiếu giảm so với giao dịch trước đó gần nhất.
Hiểu về Đánh dấu giảm
Đánh dấu giảm xảy ra khi giá giao dịch giảm đi so với giao dịch trước đó. Nó thường được sử dụng để tham khảo cổ phiếu, nhưng cũng có thể được sử dụng sang lĩnh vực hàng hóa và các hình thức chứng khoán khác.
Chẳng hạn, nếu cổ phiếu ABC giao dịch ở mức 10 đô la và giao dịch tiếp theo xảy ra ở mức giá dưới 10 đô la, thì ABC đang trong tình trạng khó khăn.
Đánh dấu là thước đo sự dịch tăng hay giảm tối thiểu của giá chứng khoán và kể từ năm 2001, khối lượng đánh dấu tối thiểu cho các cổ phiếu giao dịch trên 1 đô la là 1 xu.
Đánh dấu giảm là một phần tự nhiên của biến động thị trường, chúng có thể có nhiều nguyên nhân, bao gồm cả sự gia tăng cung vượt cầu đối với một cổ phiếu nhất định. Đánh dấu giảm không nhất thiết ám chỉ sự biến động giảm.
Qui tắc downtick-uptick trên sàn giao dịch chứng khoán New York
Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) thực hiện một loạt các hạn chế để đảm bảo trật tự khi thị trường trải qua sự chuyển động đáng kể hàng ngày. Mặc dù nhiều hạn chế trong số này được thực thi khi thị trường trải qua thời kì suy thoái nghiêm trọng, nhưng NYSE cũng thực hiện hạn chế khi thị trường trong xu hướng tăng.
Qui tắc downtick-uptick được sử dụng để hạn chế khối lượng giao dịch bất cứ khi nào chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng hoặc giảm hơn 2% so với ngày giao dịch trước đó. Hạn chế được thiết lập để kiểm soát các giao dịch khối lượng lớn khi thị trường biến động, vì các giao dịch như vậy có thể phóng đại biến động và gây hại cho việc giao dịch.
Qui tắc downtick-uptick, đôi khi còn được gọi là collar rule hoặc qui tắc đánh dấu chênh lệch chỉ số (index arbitrage tick test), đã bị SEC loại bỏ vào năm 2007, nhưng sử dụng lại vào năm 2009.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)