Cung quĩ cho vay (Supply Loan Funds) là gì? Các nhân tố ảnh hưởng
Hình minh họa (Nguồn: The Economic Times)
Cung quĩ cho vay (Supply Loan Funds)
Khái niệm
Cung quĩ cho vay trong tiếng Anh gọi là Supply Loan Funds.
Cung quĩ cho vay là khối lượng vốn dùng để cho vay kiếm lời của các chủ thể khác nhau trong xã hội.
Nó được tạo bởi các nguồn sau:
Tiền gửi tiết kiệm của các hộ gia đình. Đây là bộ phận chủ yếu nhất của quĩ cho vay. Trong điều kiện bình thường, tiền gửi tiết kiệm phụ thuộc nhiều vào lãi suất, nếu lãi suất tăng sẽ làm tăng nhu cầu tiết kiệm và ngược lại.
Tuy nhiên mức độ nhạy cảm này còn tùy thuộc vào tình trạng của nền kinh tế, thu nhập cũng như thói quen tiết kiệm và tiêu dùng của công chúng.
Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp dưới hình thức: Quĩ khấu hao cơ bản, lợi nhuận chưa chia, các qũi khác chưa sử dụng,...
Các khoản thu chưa sử dụng đến của Ngân sách Nhà nước
Nguồn vốn của các chủ thể nước ngoài có thể là Chính phủ, có thể là doanh nghiệp, có thể là dân cư nước ngoài.
Như vậy, cung quĩ cho vay được tạo bởi số vốn dư thừa chưa sử dụng đến của các hộ gia đình, của các doanh nghiệp, của Chính phủ và của người nước ngoài.
Mặc dù có những bộ phận biến động không phụ thuộc vào lãi suất, nhưng tổng hợp lại cung quĩ cho vay phản ứng đồng biến với sự thay đổi của lãi suất trong điều kiện các yếu tố ngoại sinh (lạm phát dự tính, của cải,...) không thay đổi.
Những nhân tố làm dịch chuyển đường cung quỹ cho vay
Tài sản và thu nhập
Khi nền kinh tế đang tăng trưởng, thì tài sản và thu nhập của các chủ thể kinh tế tăng lên làm tăng khả năng cung ứng vốn ở mọi mức lãi suất. Cung quĩ cho vay, vì vậy, tăng lên và đường cùng quĩ cho vay dịch chuyển sang phải, lãi suất giảm.
Ngược lại, trong giai đoạn suy thoái kinh tế, lượng cung quĩ cho vay giảm ở mọi mức lãi suất, đường cung quĩ cho vay dịch chuyển sang trái, lãi suất tăng.
Tỉ suất lợi tức dự tính của công cụ nợ
Tỉ suất lợi tức của các công cụ nợ không chỉ phụ thuộc vào lãi suất của công cụ nợ mà còn phụ thuộc vào sự biến động giá thị trường của công cụ đó, đặc biệt đối với các công cụ nợ dài hạn.
Tỉ suất lợi tức có thể khác xa so với lãi suất do có sự biến động giá thị trường của các công cụ nợ.
Trong trường họp lãi suất thị trường có xu hướng tăng lên trong tương lai, giá thị trường của các công cụ nợ dài hạn sẽ bị giảm đi, tỉ suất lợi tức dự tính của nó theo đó giảm. Công cụ nợ hiện tại trở nên kém hấp dẫn, làm giảm nhu cầu mua của các chủ thể kinh tế, cung quĩ cho vay giảm và đường cung quĩ cho vay dịch chuyến sang trái, lãi suất tăng.
Trường hợp ngược lại, cung quĩ cho vay tăng, đường cung quĩ cho vay dịch chuyển sang phải, lãi suất giảm.
Sự thay đổi về lạm phát dự tính cũng sẽ làm thay đổi mối tương quan giữa tỉ suất lợi tức dự tính của tài sản thực (nhà vừa, ô tô ) và tỉ suất lợi tức dự tính của công cụ nợ và do vậy có ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của đường cong cung quĩ cho vay.
Chẳng hạn, nếu lạm phát dự tính tăng sẽ làm tăng tỉ suất lợi tức dự tính của tài sản thực và làm sụt giảm tỉ suất lợi tức dự tính của công cụ nợ so với tài sản thực. Lượng cầu công cụ nợ giảm và làm cho đường cung quĩ cho vay dịch chuyển và bền trái, lãi suất tăng.
Rủi ro
Khi mức độ rủi ro của các công cụ nợ tăng lên (do gía cả công cụ nợ bất ổn định, do rủi ro vỡ nọ,...) so với công cụ đầu tư khác sẽ làm nhu cầu mua công cụ nợ giảm đi, làm cung quĩ cho vay giảm, đường cung quĩ cho vay dịch chuyển sang trái, lãi suất tăng. Trường hợp ngược lại, làm cung quĩ cho vay tăng, đường cung quĩ cho vay dịch chuyển sang phải, lãi suất giảm.
Tính lỏng của các công cụ đầu tư
Tính "lỏng" của công cụ đầu tư là nói tới khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của công cụ đổ một cách nhanh chóng và ít tốn xem. Nếu tính "lỏng" của công cụ nợ cao hơn so với tính lỏng của các công cụ đầu tư khác sẽ làm tăng tính hấp dẫn của công cụ độ, làm cầu công cụ nợ tăng lên ở mọi mức lãi suất trong cung quĩ cho vay, vì vậy tăng lên, đường cung quĩ cho vay dịch chuyển sang phải, lãi suất giảm.
Trường hợp ngược lại, làm giảm cung quĩ cho vay, đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang trái, lãi suất tăng.
(Tài liệu tham khảo, Giáo trình Tiền tệ ngân hàng, Học viện Ngân hàng, NXB Lao Động)