|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cụm công nghiệp (Industrial Cluster) là gì?

11:18 | 20/09/2019
Chia sẻ
Cụm công nghiệp (Industrial Cluster) là nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lí xác định.
dr-andrea-goldstein-industrial-cluster-in-the-global-economy-1-638

Hình minh họa (Nguồn: OECD)

Cụm công nghiệp (Industrial Cluster)

Cụm công nghiệp - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Industrial Cluster.

Cụm công nghiệp là nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa xác định, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh.

Cụm công nghiệp có qui mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 10 ha. Riêng đối với cụm công nghiệp ở các huyện miền núi và cụm công nghiệp làng nghề có qui mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 5 ha. (Theo Nghị định Số: 68/2017/NĐ-CP)

Điều kiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp

a) Có trong Qui hoạch phát triển cụm công nghiệp đã được phê duyệt;

b) Có doanh nghiệp, hợp tác xã có tư cách pháp lí, có năng lực, kinh nghiệm đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật;

c) Trong trường hợp địa bàn cấp huyện đã thành lập cụm công nghiệp thì tỉ lệ lấp đầy trung bình của các cụm công nghiệp đạt trên 50% hoặc tổng quĩ đất công nghiệp chưa cho thuê của các cụm công nghiệp nhỏ hơn 50 ha.

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp

Về quyền

1. Được sử dụng, gia hạn sử dụng đất theo qui định của Luật đất đai; cho thuê lại phần đất, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng và tài sản trên đất thuê theo qui định của pháp luật.

2. Sử dụng có trả tiền các công trình hạ tầng kĩ thuật, dịch vụ công cộng và các dịch vụ khác theo qui định.

3. Ứng vốn hoặc góp vốn để xây dựng, kinh doanh hạ tầng kĩ thuật theo thỏa thuận với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng.

4. Được hỗ trợ, tạo điều kiện trong việc tuyển dụng, đào tạo lao động phục vụ yêu cầu sản xuất, kinh doanh.

5. Được hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các thủ tục đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp.

6. Hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo qui định.

Về nghĩa vụ

1. Sử dụng đất, triển khai dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh đúng nội dung hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật và nội dung Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư (nếu có); trường hợp quá thời hạn qui định phải báo cáo chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật và cơ quan có thẩm quyền gia hạn theo qui định.

2. Thực hiện các nghĩa vụ theo qui định của pháp luật về đăng kí kinh doanh, đầu tư, tài chính, kế toán, kiểm toán, thống kê, bảo hiểm, an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ, an ninh trật tự, nộp các khoản tiền sử dụng hạ tầng, dịch vụ công cộng, tiện ích khác theo thỏa thuận.

3. Tham gia tích cực vào việc thu hút lao động, giải quyết việc làm tại địa phương, ưu tiên lao động thuộc diện chính sách, hộ gia đình bị thu hồi đất để xây dựng cụm công nghiệp. (Theo Nghị định Số: 68/2017/NĐ-CP)

Khai Hoan Chu

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.