|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cộng hưởng chi phí (Cost Synergy) là gì? Đặc điểm

11:12 | 23/04/2020
Chia sẻ
Cộng hưởng chi phí (tiếng Anh: Cost Synergy) là sự tiết kiệm dự kiến trong chi phí hoạt động ​​sau khi sáp nhập hai công ty lại với nhau.
Cộng hưởng chi phí (Cost Synergy) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Innovacion)

Cộng hưởng chi phí

Khái niệm

Cộng hưởng chi phí trong tiếng Anh là Cost Synergy.   

Cộng hưởng chi phí là sự tiết kiệm dự kiến trong chi phí hoạt động sau khi sáp nhập hai công ty lại với nhau.

Đặc điểm của Cộng hưởng chi phí

Cộng hưởng chi phí có thể có nhiều hình thức khác nhau.

- Cộng hưởng chi phí dẫn đến việc sa thải một số nhân viên không còn cần thiết cho công ty.

Nếu hai công ty có bộ phận bán hàng lớn và hoạt động trong cùng một khu vực, có thể không cần thiết phải giữ nhân viên bán hàng của cả hai công ty. Mặt khác, nếu hai công ty bổ sung cho nhau về mặt địa lí, việc sa thải có thể không cần thiết.

- Cộng hưởng chi phí cũng có thể xảy ra khi một trong những công ty liên quan đến sáp nhập có công nghệ độc quyền có lợi cho công ty kia.

Nếu một công ty sở hữu mạng lưới công nghệ thông tin hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh, điều này sẽ mang lại lợi ích tương tự cho công ty kia trong việc sáp nhập, giúp tiết kiệm chi phí.

- Cộng hưởng chi phí cũng có thể đạt được trong chuỗi cung ứng.

Nếu một công ty có thể có mối quan hệ chuỗi cung ứng tốt hơn, bao gồm chi phí đầu vào thấp hơn, thì công ty đó sẽ có lợi cho đối tác sáp nhập.

Mặt khác, vì công ty kết hợp mới sẽ lớn hơn một trong hai công ty được thành lập riêng biệt, nên công ty có thể có vị thế thương lượng tốt hơn với các nhà cung cấp, dẫn đến chi phí đầu vào thấp hơn.

- Cộng hưởng chi phí cũng có thể có ích cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

Nếu một công ty đối tác trong việc sáp nhập đã sản xuất ra một bộ phận/ thành phần làm tăng giá trị của sản phẩm, cộng hưởng chi phí trong trường hợp này sẽ giúp công ty đối tác còn lại không phải tự mình phát triển bộ phận/ thành phần đó nữa.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'cứu cánh' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, "cứu cánh" cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.