|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cổ phiếu phòng thủ (Defensive Stock) là gì? Ví dụ về cổ phiếu phòng thủ

16:18 | 01/10/2019
Chia sẻ
Cổ phiếu phòng thủ (tiếng Anh: Defensive Stock) là cổ phiếu của những doanh nghiệp dù chu kì kinh tế có đi lên hay đi xuống thì vẫn mang lại thu nhập ổn định, do sản phẩm và dịch vụ do chúng cung cấp ít chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế.
saupload_defensive-stock

Hình minh họa. Nguồn: seekingalpha.com

Cổ phiếu phòng thủ

Khái niệm

Cổ phiếu phòng thủ trong tiếng Anh là Defensive Stock.

Cổ phiếu phòng thủ là loại cổ phiếu mang lại cổ tức và thu nhập ổn định bất kể tình hình của thị trường chứng khoán. Do nhu cầu liên tục cho các sản phẩm của công ty mình, cổ phiếu phòng thủ có xu hướng duy trì sự ổn định trong các giai đoạn khác nhau của chu kì kinh doanh. 

Ví dụ về cổ phiếu phòng thủ

Cổ phiếu phòng thủ còn được gọi là "cổ phiếu không theo chu kì", vì chúng không có tương quan cao với chu kì kinh doanh. Dưới đây là một vài loại cổ phiếu phòng thủ.

Cổ phiếu các công ty sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước

Cổ phiếu của các công ty này thuộc dạng cổ phiếu phòng thủ vì mọi người luôn hàng hóa của chúng trong mọi giai đoạn của chu kì kinh doanh. Các công ty này cũng được cho là hưởng lợi trong nền kinh tế tăng trưởng chậm do lúc này lãi suất thấp nên có thể giảm chi phí lãi vay.

Cổ phiếu thuộc ngành hàng tiêu dùng thiết yếu

Các công ty sản xuất hoặc phân phối hàng tiêu dùng thiết yếu thường được cho là thuộc nhóm phòng thủ. Các công ty này tạo ra dòng tiền ổn định và thu nhập có thể dự đoán trước trong các nền kinh tế mạnh và yếu.

Cổ phiếu công ty y tế

Cổ phiếu của các công ty dược phẩm lớn và các nhà sản xuất thiết bị y tế thường được coi là cổ phiếu phòng thủ, vì trong mọi nền kinh tế sẽ luôn có những người bệnh cần được chăm sóc. Nhưng sự cạnh tranh gia tăng từ các loại thuốc mới, và sự không chắc chắn xung quanh qui định giá thuốc đã làm giảm tính ổn định của chúng.

Vai trò của cổ phiếu phòng thủ trong danh mục đầu tư

Các nhà đầu tư đang tìm cách bảo vệ danh mục đầu tư của họ trong thời kì nền kinh tế suy yếu hoặc thời kì biến động cao có thể nên quan tâm tới với các cổ phiếu phòng thủ.

Các công ty lâu đời như Procter & Gamble, Johnson & Johnson, Philip Morris International và Coca-Cola được coi là cổ phiếu phòng thủ. Cùng với sở hữu dòng tiền mạnh, các công ty này có hoạt động mạnh mẽ với khả năng vượt qua tình hình kinh tế suy yếu.

Lí do cho việc đầu tư vào cổ phiếu phòng thủ thay vì tín phiếu kho bạc là do thị trường được thủ đẩy bởi lòng tham và nỗi sợ hãi. Cổ phiếu phòng thủ phù hợp với lòng tham do chúng mang lại tỉ suất cổ tức cao hơn mức có thể kiếm được trong môi trường lãi suất thấp.

Cổ phiếu phòng thủ cũng làm giảm bớt nỗi sợ hãi vì không rủi ro như các cổ phiếu thông thường và các công ty có mô hình kinh doanh vững chắc. Ngoài ra, hầu như các nhà quản lí đầu tư không có lựa chọn nào khác ngoài việc sở hữu cổ phiếu, và nếu họ nghĩ rằng kinh tế sẽ kém đi, họ sẽ chuyển sang cổ phiếu phòng thủ.

(Theo investopedia)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hằng Hà

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.