|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là gì? Vai trò

12:00 | 25/10/2019
Chia sẻ
Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là cơ cấu kinh tế trong đó các thành thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển như một tổng thể.
bai-7-thuc-hien-nen-kinh-te-nhieu-thanh-phan-va-tang-cuong-vai-tro-quan-li-kinh-te-cua-nha-nuoc-0

Hình minh hoạ (Nguồn: loigiaihay)

Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần

Khái niệm

Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tạm dịch sang tiếng Anh là Multi-sector economy structure.

Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là cơ cấu kinh tế trong đó các thành thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển như một tổng thể, giữa chúng có quan hệ vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau.

Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. 

Thành phần kinh tế tồn tại ở những hình thức tổ chức kinh tế nhất định, trong đó căn cứ vào quan hệ sản xuất (mà hạt nhân là quan hệ sở hữu) nào thống trị để xác định từng thành phần kinh tế.

Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập mà có liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất bao gồm nhiều thành phần kinh tế.

Vai trò

Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần không chỉ là một tất yếu khách quan, mà còn có vai trò to lớn vì:

- Một là, sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế, tức là tồn tại nhiều hình thức tổ chức kinh tế, nhiều phương thức quản phù hợp với trình độ khác nhau của lực lượng sản xuất. 

Chính sự phù hợp này đến lượt nó, có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế trong các thành phần kinh tế và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

- Hai là, nền kinh tế nhiều thành phần làm phong phú và đa dạng các chủ thể kinh tế, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá, tạo tiền đề đẩy mạnh cạnh tranh, khắc phục tình trạng độc quyền. 

Điều đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế của nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, cảI thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, phát triển các mặt của đời sống kinh tế xã hội.

- Ba là, tạo điều kiện thực hiện và mở rộng các hình thức kinh tế quá độ, trong đó có hình thức kinh tế tư bản nhà nước. Đó là những "cầu nối", trạm "trung gian" cần thiết để đưa nước ta từ sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

- Bốn là, phát triển mạnh các thành phần kinh tế và cùng với nó là các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh là một nội dung cơ bản của việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

- Năm là, sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế đáp ứng được lợi ích kinh tế của các giai cấp, tầng lớp xã hội, có tác dụng khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, các tiềm năng của đất nước, như sức lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên, kinh nghiệm quản để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. 

Đồng thời cho phép khai thác kinh nghiệm tổ chức quản và khoa học, công nghệ mới trên thế giới.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, PGS. TS. Nguyễn Văn Hảo, Bộ Giáo dục và đào tạo)

Diệu Nhi

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.