Chuyển giao cùng hãng (Intra-corporate transfer) là gì?
Chuyển giao cùng hãng
Khái niệm
Chuyển giao cùng hãng trong tiếng Anh gọi là: Intra-corporate transfer.
Chuyển giao cùng hãng là cuộc mua bán hàng hóa của một công ty ở quốc gia này đến một công ty trong cùng một hãng ở quốc gia khác.
Ví dụ minh họa
Ví dụ, khi hãng xăng dầu Anh chở dầu thô từ nơi lưu trữ ở Kuwait đến một chi nhánh ở Úc, giao dịch này được tính như là xuất khẩu của nước Kuwait và nhập khẩu của nước Úc, nhưng thu nhập chỉ đi lại trong cùng một hãng.
Chuyển giao cùng hãng là một phần quan trọng của thương mại quốc tế, chiếm khoảng 40% toàn bộ hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu của Mỹ. Rất nhiều tập đoàn đa quốc gia MNC luôn tham gia vào việc chuyển giao như vậy, nhập khẩu và xuất khẩu những sản phẩm chưa hoàn tất hay từng linh kiện để giảm chi phí sản xuất.
Bằng cách làm như vậy, họ sử dụng công suất sản xuất của cả nhà máy trong nước và ngoài nước một cách hiệu quả hơn, tập trung vào sản xuất từng phần ở từng nhà máy chuyên biệt và đưa những phần này đến nhà máy khác nếu cần.
Ví dụ, xem xét hãng ô tô Ford Crown Victoria. Các nhà máy lắp ráp ô tô của Ford ở Mỹ nhập bình nhiên liệu, kính chắn gió, bộ công cụ và ghế ngồi từ những nhà máy của Ford ở Mexico, bánh xe thì từ một nhà máy ở Anh, hệ thống kiểm soát động cơ điện tử nhập từ Tây Ban Nha, và hệ thống điều khiển điện tử cho bộ phanh của xe nhập từ Đức.
Mạng lưới đầu vào phức tạp của hãng Ford được sản xuất tại nhiều nơi khác nhau là hành vi điển hình của nhiều tập đoàn đa quốc gia.
Những giao dịch như vậy cũng rất phổ biến trong ngành dịch vụ. Ví dụ, công ty Dow-Jones xuất bản bổ sung phiên bản châu Á và châu Âu của tác phẩm Wall Street Journal bên cạnh ấn bản tiếng Mỹ.
Mặc dù một số trong các câu chuyện trong mỗi ấn bản được viết bằng văn bản địa phương, là để dành cho người đọc địa phương, những câu chuyện khác thì viết ở nhiều nơi và được in ra tất cả ấn bản của tờ báo.
Cách sử dụng của các câu chuyện đầu tiên được xuất bản bởi một chi nhánh của Dow-Jones ở một quốc gia, bằng cách Dow-Jones nhận làm chi nhánh ở những quốc gia khác chính là một giao dịch trong cùng một hãng trong ngành dịch vụ.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Cao học Quản trị kinh doanh quốc tế, PGS.TS. Hà Nam Khánh Giao, NXB Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2017)