Chương trình trợ cấp các tài sản xấu (Troubled Asset Relief Program - TARP) là gì?
Hình minh họa
Chương trình trợ cấp các tài sản xấu (Troubled Asset Relief Program - TARP)
Khái niệm
Chương trình trợ cấp các tài sản xấu trong tiếng Anh là Troubled Asset Relief Program; viết tắt là TARP.
Chương trình trợ cấp các tài sản xấu (TARP) là một sáng kiến do Kho bạc Hoa Kỳ tạo lập và vận hành nhằm ổn định hệ thống tài chính của đất nước, khôi phục tăng trưởng kinh tế và giảm thiểu sự tịch thu tài sản để thế nợ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. TARP đã tìm cách đạt được các mục tiêu này bằng cách mua tài sản và cổ phiếu của các công ty gặp khó khăn.
Cách thức hoạt động Chương trình trợ cấp các tài sản xấu
Thị trường tín dụng toàn cầu đi vào bế tắc vào tháng 9 năm 2008, khi một số tổ chức tài chính lớn như Fannie Mae, Freddie Mac và Tập đoàn Quốc tế Hoa Kỳ (AIG) gặp phải vấn đề tài chính nghiêm trọng, những tổ chức khác như Lehman Brothers đã phá sản. Các công ty đầu tư Goldman Sachs và Morgan Stanley đã thay đổi điều lệ của họ để trở thành ngân hàng thương mại trong nỗ lực ổn định tình hình vốn của họ.
Để ngăn chặn tình trạng vượt khỏi tầm kiểm soát hoàn toàn, Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ Henry Paulson đã tiên phong trong Chương trình trợ cấp các tài sản xấu. Nó đã được Tổng thống George W. Bush kí vào luật năm 2008 nhằm thông qua Đạo luật Ổn định Kinh tế Khẩn cấp.
Mục đích ban đầu của TARP là tăng tính thanh khoản của thị trường tiền tệ và thị trường thế chấp thứ cấp bằng cách mua Chứng khoán Bảo đảm bằng thế chấp (MBS) và thông qua đó, giảm tổn thất tiềm tàng của các tổ chức sở hữu chúng. Sau đó, mục tiêu của TARP đã được sửa đổi một chút để cho phép chính phủ mua vốn chủ sở hữu trong các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác.
TARP ban đầu đã cho Kho bạc sức mua là 700 tỉ đô la; Đạo luật cải cách và bảo vệ người tiêu dùng của Phố Wall Dodd Frank (gọi tắt là Dodd-Frank) sau đó đã giảm khoản ủy quyền 700 tỉ đô la xuống còn 475 tỉ đô la.
Chính phủ Hoa Kỳ đã mua cổ phiếu ưu đãi trong 08 ngân hàng. Các ngân hàng được yêu cầu chia cho chính phủ cổ tức 5% sẽ tăng lên 9% trong năm 2013, khuyến khích các ngân hàng mua lại cổ phiếu trong vòng 05 năm.
Từ khi bắt đầu chương trình cho đến ngày 3 tháng 10 năm 2010 (thời hạn gia hạn quĩ), 245 tỉ đô la đã chuyển vào ngân hàng một cách ổn định, 27 tỉ đô la được chuyển đến các chương trình để tăng khả năng tín dụng, 80 tỉ đô la đến ngành công nghiệp ô tô của Hoa Kỳ (cụ thể là cho GM và Chrysler), 68 tỉ đô la cho AIG và 46 tỉ đô la cho các chương trình ngăn chặn sự tịch thu tài sản để thế nợ.
Các điều khoản của TARP yêu cầu các công ty liên quan để lại một số lợi ích thuế nhất định và (trong nhiều trường hợp) đặt giới hạn cho khoản bồi thường chấp hành và cấm người nhận tiền thưởng thưởng cho 25 giám đốc điều hành được trả lương cao nhất của họ.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)