|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chủ thể của hợp đồng kinh tế là ai? Đại diện kí kết hợp đồng kinh tế

16:59 | 26/08/2019
Chia sẻ
Chủ thể của hợp đồng kinh tế là các bên tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế hoàn toàn bình đẳng, tự nguyện, thoả thuận để xác lập và thực hiện những quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
mutualfund-kM8F--621x414@LiveMint_1563694727746

Hình minh họa (Nguồn: IPIC Group)

Chủ thể của hợp đồng kinh tế

Chủ thể của hợp đồng kinh tế là các bên tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế hoàn toàn bình đẳng, tự nguyện, thoả thuận để xác lập và thực hiện những quyền và nghĩa vụ đối với nhau. 

Theo qui định của pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì ít nhất một bên chủ thể của hợp đồng kinh tế phải là pháp nhân còn bên kia có thể là pháp nhân hoặc cá nhân có đăng kinh doanh theo qui định của pháp luật. (Theo PGS.TS Lê Thị Bích Ngọc, Pháp luật về hợp đồng kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)

Đại diện kí kết hợp đồng kinh tế

Khi tiến hành kí kết hợp đồng kinh tế mỗi bên tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế cử 1 đại diện để vào hợp đồng kinh tế Pháp luật về hợp đồng kinh tế.

Theo pháp lệnh về hợp đồng kinh tế, người kí kết hợp đồng kinh tế phải là người đại diện hợp pháp của pháp nhân hoặc người đứng tên đăng kinh doanh.

Đại diện hợp pháp 

1. Đối với pháp nhân: Là người được bổ nhiệm hoặc được bầu vào chức vụ đứng đầu pháp nhân đó và đương giữ chức vụ đó. Người đứng đầu pháp nhân là đại diện đương nhiên theo pháp luật của pháp nhân. 

2. Đối với doanh nghiệp tư nhân: Là chủ doanh nghiệp tư nhân. Trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân thuê người khác làm giám đốc thì giám đốc là đại diện cho doanh nghiệp theo hợp đồng trách nhiệm giữa chủ doanh nghiệp và người được thuê làm giám đốc và theo qui định của pháp luật. 

3. Đối với cá nhân có đăng kinh doanh: Là người đứng tên trong giấy phép kinh doanh.

4. Đối với những người làm công tác khoa học, kĩ thuật, nghệ nhân: Là người trực tiếp thực hiện công việc trong hợp đồng. Nếu nhiều người cùng làm thì người vào bản hợp đồng phải do những người cùng làm cử bằng văn bản trong đó có tất cả chữ của những người đó và phải đính kèm theo hợp đồng kinh tế.

5. Đối với hộ gia đình nông dân, ngư dân, cá thể: Là chủ hộ.

6. Đối với tổ chức nước ngoài tại Việt Nam (không có tư cách pháp nhân) thì đại diện tổ chức đó phải được uỷ quyền bằng văn bản của pháp nhân thành lập ra tổ chức tại Việt Nam. 

7. Đối với cá nhân nước ngoài ở Việt Nam: Bản thân họ là người kí kết các hợp đồng kinh tế. (Theo pháp lệnh về hợp đồng kinh tế)

Đại diện theo uỷ quyền 

Theo qui định của pháp luật nếu người đại diện theo pháp luật không tham gia kí kết hợp đồng được có thể uỷ quyền cho người khác thay mình kí kết hợp đồng. Việc uỷ quyền có thể là uỷ quyền theo vụ việc hoặc uỷ quyền thường xuyên tuy nhiên phải được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản.

Đối với doanh nghiệp có con dấu riêng thì việc uỷ quyền không phải công chứng hoặc chứng nhận của UBND cấp có thẩm quyền trừ trường hợp đặc biệt pháp luật có qui định hoặc hai bên có thoả thuận khác.

Cá nhân có đăng kinh doanh văn bản uỷ quyền phải có chứng thực của cơ quan công chứng nhà nước hoặc chứng nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn. Pháp luật về hợp đồng kinh tế.

Người được uỷ quyền chỉ được phép hoạt động trong phạm vi được uỷ quyền và không được uỷ quyền lại cho người khác. (Theo PGS.TS Lê Thị Bích Ngọc, Pháp luật về hợp đồng kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)

Khai Hoan Chu