|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chống trợ cấp (Anti-subsidy) là gì? Qui định về biện pháp chống trợ cấp

15:18 | 06/11/2019
Chia sẻ
Chống trợ cấp (tiếng Anh: Anti-subsidy) là một biện pháp phòng vệ thương mại trong hoạt động thương mại quốc tế.
Maersk-Mc-Kinney-Moller-Breaks-18000-TEU-Ceiling

Chống trợ cấp (Anti-subsidy) (Nguồn: fticommunications)

Chống trợ cấp (Anti-subsidy)

Chống trợ cấp - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Anti-subsidy.

Chống trợ cấp là một biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu, được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp khi nhập khẩu vào quốc gia gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước. (Theo World Trade Organization - WTO)

Qui định về chống trợ cấp ở Việt Nam

Các biện pháp chống trợ cấp

a) Áp dụng thuế chống trợ cấp;

b) Cam kết của tổ chức, cá nhân hoặc của Chính phủ nước sản xuất, xuất khẩu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu;

c) Các biện pháp chống trợ cấp khác.

Điều kiện áp dụng biện pháp chống trợ cấp

1. Biện pháp chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Hàng hóa được xác định có trợ cấp theo qui định pháp luật và mức trợ cấp được xác định cụ thể;

b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;

c) Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.

2. Không áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với nhà sản xuất, xuất khẩu ở các nước phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 1% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam, nhà sản xuất hoặc xuất khẩu ở các nước đang phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam và nhà sản xuất hoặc xuất khẩu ở các nước kém phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 3% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

3. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước đang phát triển có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 4% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đang phát triển đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 9% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống trợ cấp. (Theo Luật Quản lí ngoại thương năm 2017)

Khai Hoan Chu

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.