|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chính sách kinh tế (Economic policy) là gì?

16:04 | 30/12/2019
Chia sẻ
Chính sách kinh tế (tiếng Anh: Economic policy) là thuật ngữ được sử dụng để mô tả các hành động của Chính phủ nhằm mục đích ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc gia.
Chính sách kinh tế (Economic policy) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Making It Magazine

Chính sách kinh tế (Economic policy)

Định nghĩa

Chính sách kinh tế trong tiếng Anh là Economic policy.

Chính sách kinh tế là thuật ngữ được sử dụng để mô tả các hành động của Chính phủ nhằm mục đích ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc gia.

Hiểu theo cách đơn giản, chính sách kinh tế là hành động của Chính phủ để đạt được một hay nhiều mục tiêu kinh tế.

Một số ví dụ về những hành động của Chính phủ bao gồm thiết lập mức thuế suất, thiết lập mức lãi suất và chi tiêu của Chính phủ.

Chức năng của chính sách kinh tế

Vậy làm thế nào Chính phủ ảnh hưởng đến nền kinh tế? Câu trả lời là có ba phương pháp mà Chính phủ sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ này. Đó là:

(1) Chức năng phân bổ:

Chức năng này xoay quanh ngân sách của Chính phủ. Điều này có nghĩa là, Chính phủ cần quyết định nên tiêu tiền theo cách nào để có lợi cho nền kinh tế. Chẳng hạn như chi ngân sách để tài trợ chăm sóc sức khỏe và tạo việc làm.

(2) Chức năng ổn định:

Đây là chức năng giúp kiểm soát lãi suất và lạm phát. Chức năng này hoạt động giúp tăng tỉ lệ có việc làm hay giúp nền kinh tế đạt được trạng thái toàn dụng lao động.

*Toàn dụng lao động (Full employment) là trạng thái của nền kinh tế mà tất cả mọi người thuộc lực lượng lao động đều có việc làm.

(3) Chức năng phân phối:

Chức năng này xoay quanh thuế. Khi Chính phủ đưa ra quyết định về thuế cần cân nhắc xem mức thuế nào sẽ phù hợp với từng tầng lớp kinh tế.

Ví dụ, thuế thu nhập ảnh hưởng đến những cá nhân trong tầng lớp giàu có nhiều hơn so với những cá nhân kiếm được ít tiền hơn.

Mục tiêu của chính sách kinh tế

Có ba nhiệm vụ mà một chính sách kinh tế hi vọng sẽ hoàn thành.

- Tăng trưởng kinh tế: Điều này đơn giản có nghĩa là tăng tiền lương và thu nhập theo thời gian.

- Toàn dụng lao động: Để dạt được trạng thái toàn dụng lao động trong một nền kinh tế, mỗi cá nhân mong muốn được làm việc, phải có khả năng có được một công việc.

- Ổn định giá cả: Đây là nhiệm vụ giữ cho mức giá chung không tăng hoặc giảm mạnh. Nói cách khác, mục tiêu của Chính phủ là ngăn chặn lạm phát và/hoặc giảm phát xảy ra.

(Tài liệu tham khảo: Study.com)

Thanh Tùng

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.