|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chính phủ bộ lạc (Tribal government) là gì? Hiểu về chính phủ bộ lạc

10:51 | 18/04/2020
Chia sẻ
Chính phủ bộ lạc (tiếng Anh: Tribal government) là những bộ lạc của người Mỹ bản địa do chính phủ liên bang công nhận có chính phủ riêng.
Chính phủ bộ lạc (Tribal government) là gì? Hiểu về chính phủ bộ lạc - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: indianz.com)

Chính phủ bộ lạc (Tribal government)

Khái niệm

Chính phủ bộ lạc trong tiếng Anh là Tribal government.

Tại Mỹ có tới hơn 550 chính phủ độc lập. Mỗi bộ lạc của người Mỹ bản địa do chính phủ liên bang công nhận có chính phủ riêng được gọi là chính phủ bộ lạc. Mỗi chính phủ bộ lạc là một phần quan trọng của hệ thống chính phủ Mỹ. Một chính phủ bộ lạc có mối liên hệ với chính phủ liên bang như một quốc gia có chủ quyền và có quyền tài phán hợp pháp đối với đất đai của chính họ. 

Chủ quyền bộ lạc được hình thành từ kết quả của hàng trăm hiệp ước và hành động liên bang giữa chính phủ Mỹ và các bộ lạc người Mỹ bản địa.

Hiểu về chính phủ bộ lạc

Chính phủ bộ lạc có thể áp thuế, thông qua luật pháp và tạo lập một hệ thống tòa án. Họ cung cấp nhiều chương trình và dịch vụ tới người dân như giáo dục, dịch vụ khẩn cấp, chương trình xã hội và quản lí đất đai. Họ cũng duy trì cơ sở hạ tầng như đường xá và các công trình công cộng.

Nhiều bộ lạc có Hiến pháp bộ lạc có phần giống như Hiến pháp của Mỹ. Do đó, chính phủ bộ lạc của họ tương tự như chính phủ liên bang Mỹ với ba nhánh chính phủ cho phép phân chia quyền lực giữa các nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp. 

Các chính phủ này sẽ có một Thủ lĩnh, đôi khi được gọi là Thống đốc hoặc Tổng thống, người nắm quyền hành pháp (vị trí này thường được bầu chọn). Một Hội đồng Bộ lạc sẽ nắm giữ quyền lập pháp để tạo ra luật pháp. Một hệ thống tòa án bộ lạc sẽ có quyền tư pháp để thực thi các luật đó và giải quyết tranh chấp trong phạm vi quyền hạn của nó. 

Tuy nhiên, một số hiến pháp của bộ lạc không kêu gọi các nhánh quyền lực riêng biệt. Trong trường hợp này, chính quyền bộ lạc bao gồm một Hội đồng bộ lạc được lãnh đạo bởi một Chủ trì bộ lạc. Hội đồng này là một thực thể xử lí tất cả các nhiệm vụ hành pháp, lập pháp và tư pháp cho chính phủ bộ lạc.

(Tài liệu tham khảo: study.com)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Tường Vy

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.