|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chiến thuật đặt thuốc độc (Poison Put) trong thương vụ thâu tóm là gì? Đặc điểm, lợi ích và ví dụ

17:38 | 27/04/2020
Chia sẻ
Chiến thuật đặt thuốc độc (tiếng Anh: Poison Put) là một chiến lược chống lại việc thâu tóm, trong đó công ty mục tiêu phát hành trái phiếu mà các nhà đầu tư có thể nhận được tiền trước ngày đáo hạn.
Chiến thuật đặt thuốc độc (Poison Put) trong thương vụ thâu tóm là gì? Đặc điểm, lợi ích và ví dụ - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Hello Humans)

Chiến thuật đặt thuốc độc

Khái niệm

Chiến thuật đặt thuốc độc trong tiếng Anh là Poison Put.

Chiến thuật đặt thuốc độc là một chiến lược chống lại việc thâu tóm, trong đó công ty mục tiêu phát hành trái phiếu mà các nhà đầu tư có thể nhận tiền trước ngày đáo hạn.

Chiến thuật đặt thuốc độc là một trong những loại biện pháp chống lại chiến thuật thâu tóm bằng viên thuốc độc (Poison pill), được tạo ra để tăng chi phí mà công ty thâu tóm sẽ phải chịu để có được một công ty mục tiêu.

Hoạt động của Chiến thuật đặt thuốc độc

Giám đốc điều hành có thể sử dụng nhiều chiến lược khác nhau để bảo vệ công ty của họ khỏi việc bị mua thôn tính thù địch.

Chiến thuật viên thuốc độc là một trong những chiến lược như vậy và được thiết kế để làm cho việc mua lại của công ty thâu tóm thông qua mua thôn tính thù địch đắt tiền và ít có khả năng xảy ra hơn.

Kiểu chống đối việc thâu tóm này là hợp pháp, mặc dù các giám đốc điều hành của công ty vẫn có nghĩa vụ hành động vì lợi ích cao nhất của các cổ đông.

Chiến thuật đặt thuốc độc là một dạng của hành động viên thuốc độc, trong đó các trái chủ được cung cấp các tùy chọn nhận tiền hoàn trả trong trường hợp xảy ra sự thâu tóm thù địch diễn ra trước ngày đáo hạn trái phiếu.

Quyền trả nợ sớm được viết trong giao ước trái phiếu, với việc thâu tóm đại diện cho sự kiện kích hoạt nhận tiền hoàn trả.

Lợi ích của Chiến thuật đặt thuốc độc

Trong quá trình thâu tóm mang tính thù địch, công ty thâu tóm, thường là công ty đối thủ hoặc công ty đầu tư mang tính chính trị, cố gắng kiểm soát một công ty đại chúng mà không cần sự chấp thuận của ban giám đốc công ty.

Hội đồng quản trị trong trường hợp này sẽ có một số chiến lược nhất định, ban hành để cản trở công ty thâu tóm.

Chiến thuật đặt thuốc độc có thể là một chiến lược hiệu quả cho công ty mục tiêu, vì điều đó có nghĩa là công ty thâu tóm sẽ phải chi nhiều tiền hơn để kiểm soát được công ty.

Do đó, các công ty đang muốn hoàn thành việc thâu tóm thù địch thì phải cân bằng chi phí để có được quyền lợi kiểm soát công ty mục tiêu với các chi phí thâu tóm khác.

Chiến thuật đặt thuốc độc khác với các hình thức chống lại thâu tóm poison pill ở chỗ nó không ảnh hưởng đến số lượng cổ phiếu trên thị trường, giá cổ phiếu và quyền biểu quyết cho các cổ đông.

Thay vào đó, nó ảnh hưởng trực tiếp đến lượng tiền mặt mà một công ty mua lại có trong tay bằng cách chuyển các nghĩa vụ thanh toán trái phiếu trong tương lai sang ngày xảy ra vụ thâu tóm thù địch.

Công ty thâu tóm phải chắc chắn có đủ tiền mặt để trả ngay lập tức cho việc thanh toán nợ trái phiếu.

Chiến lược đặt thuốc độc có thể không hiệu quả đối với một công ty mục tiêu đã có số nợ đáng kể, vì chiến lược này làm tăng nợ của công ty và có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán.

Ví dụ về Chiến thuật đặt thuốc độc

Hội đồng quản trị của một công ty tin rằng đối thủ cạnh tranh lớn hơn có thể cố gắng thâu tóm công ty trong tương lai.

Để chống lại thâu tóm, công ty phải chịu khoản nợ mới bằng cách phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Khi phát hành trái phiếu mới, hội đồng quản trị sẽ có một giao ước về chiến thuật đặt thuốc độc, là một điều khoản qui định các trái chủ có thể nhận được khoản thanh toán nợ sớm nếu xảy ra thâu tóm mang tính thù địch.

Tổng giá trị của trái phiếu là 50 triệu USD. Để thâu tóm được thành công, công ty thâu tóm này không chỉ có khả năng mua quyền kiểm soát cổ phiếu mà còn phải có khả năng hoàn trả ngay lập tức 50 triệu USD cho các trái chủ.

Nếu công ty thâu tóm không có tiền để trả chi phí thâu tóm phát sinh này, họ có thể cần phải rút lại ý định thâu tóm thù địch này, điều đó có nghĩa là chiến lược đặt thuốc độc có hiệu quả đối với công ty mục tiêu.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng

Bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính, GTVT, Tổng Thư ký Quốc hội
Chiều 28/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thắng làm Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Nguyễn Hồng Minh làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải, ông Lê Quang Tùng, giữ chức Tổng thư ký Quốc hội.