|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chiến lược phòng bị (Just in case - JIC) trong quản lí hàng tồn kho là gì? Đặc điểm

09:56 | 04/06/2020
Chia sẻ
Chiến lược phòng bị (Just in case, viết tắt: JIC) là một chiến lược lưu trữ hàng tồn kho, trong đó các công ty giữ một khối lượng lớn hàng tồn kho trong tay.
Chiến lược phòng bị (Just in case - JIC) trong quản lí hàng tồn kho là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Study.

Chiến lược phòng bị

Khái niệm

Chiến lược phòng bị tiếng Anh là Just in case, viết tắt là JIC.

Chiến lược phòng bị (JIC) là một chiến lược lưu trữ hàng tồn kho, trong đó các công ty giữ một khối lượng lớn hàng tồn kho trong tay. Loại chiến lược quản lí hàng tồn kho này nhằm mục đích giảm thiểu khả năng sản phẩm bị bán hết hàng. 

Công ty sử dụng chiến lược này thường gặp khó khăn trong việc dự đoán nhu cầu của người tiêu dùng, hoặc trải qua sự gia tăng lớn về nhu cầu tại một thời điểm không thể đoán trước. Một công ty thực hiện chiến lược này về cơ bản phải chịu chi phí lưu kho cao hơn để đổi lấy việc giảm số lượng hàng bán bị mất do hàng tồn kho bán hết.

Chiến lược phòng bị và Chiến lược sản xuất tức thời

Chiến lược phòng bị chỉ áp dụng trong trường hợp giảm rủi ro cho các đơn đặt hàng được đặt trở lại khi không chắc chắn về cung và cầu. Hàng tồn kho lớn cho phép đáp ứng các yếu tố có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp, ví dụ như vấn đề độ tin cậy của nhà cung cấp, thời tiết, giao thông, giá nhiên liệu, đơn đặt hàng của khách hàng bất ngờ, và giữ cho hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn.

Chiến lược phòng bị (JIC) khác nhiều so với chiến lược sản xuất tức thời (JIT), trong đó các công ty cố gắng giảm thiểu chi phí tồn kho bằng cách sản xuất hàng hóa sau khi nhận được đơn đặt hàng.

Theo xu hướng gần đây, một số công ty đã bắt đầu giảm lượng hàng tồn kho của họ xuống vì nhiều mục đích khác nhau. Các nhà sản xuất các mặt hàng được ưa thích mà người mua không sẵn sàng chấp nhận sản phẩm thay thế có thể sử dụng chiến lược này. 

Công ty Lululemon Athletica (LULU) là một ví dụ điển hình của một công ty sử dụng chiến lược này. Họ sản xuất ít hơn nhu cầu dự kiến của một mặt hàng cụ thể. Điều này tạo ra cảm giác cấp bách, khiến khách hàng phải mua ngay lập tức khi họ tìm thấy thứ gì đó họ thích bởi vì nó có thể sẽ không tồn tại được lâu. Chiến lược này sẽ không áp dụng được với các công ty sản xuất hàng hóa mà khách hàng cảm thấy có sẵn nhiều mặt hàng thay thế.

Chiến lược phòng bị cũ hơn được sử dụng bởi các công ty gặp khó khăn trong việc dự báo nhu cầu. Với chiến lược này, các công ty có đủ nguyên liệu sản xuất trong tay để đáp ứng nhu cầu tăng đột biến. Chi phí lưu trữ cao hơn là nhược điểm chính của chiến lược này. 

(Theo Investopedia Acumen)

Hoàng Vy