Chiến lược 'Cái đuôi dài' (Long Tail) là gì?
Chiến lược Cái đuôi dài
Khái niệm
Chiến lược Cái đuôi dài trong tiếng Anh được gọi là Long Tail.
Chiến lược Cái đuôi dài là một chiến lược kinh doanh cho phép các công ty thu được lợi nhuận rất lớn bằng cách bán các mặt hàng hiếm có với số lượng ít cho nhiều khách hàng, thay vì chỉ bán các mặt hàng phổ biến với số lượng lớn.
Thuật ngữ này xuất hiện đầu tiên vào năm 2004 bởi Chris Anderson, người đã cho rằng các sản phẩm có nhu cầu thấp hay có khối lượng bán thấp có thể cùng nhau chiếm thị phần để cạnh tranh hay vượt qua một số sản phẩm bán chạy, nhưng chỉ khi có các cửa hàng hay kênh phân phối đủ lớn.
Cái đuôi dài cũng có thể là một loại trách nhiệm pháp lí trong ngành bảo hiểm hoặc là rủi ro đuôi (Tail risk) trong danh mục đầu tư (Investment portfolios).
Nguồn gốc ra đời
Chris Anderson là một nhà văn và biên tập viên người Mỹ gốc Anh, Chris Anderson nổi tiếng với công việc của mình tại Tạp chí Wired.
Năm 2004, Anderson đã cho ra đời thuật ngữ Cái đuôi dài khi viết về khái niệm của thuật ngữ này trên Tạp chí Wired, nơi ông là tổng biên tập. Vào năm 2006, Anderson viết cuốn sách mang tên "The Long Tail: Why the Future of Business Is Selling Less of More."
Khái niệm Cái đuôi dài đề cập tới hàng hoá ít phổ biến hơn và có nhu cầu thấp hơn. Anderson lập luận rằng thực sự có thể tăng lợi nhuận từ những hàng hoá này vì người tiêu dùng đang điều hướng khỏi các thị trường chính thống.
Lí thuyết này được củng cố bởi số lượng thị trường trực tuyến ngày càng tăng giúp giảm bớt sự cạnh tranh về không gian kệ hàng và cho phép một số lượng hàng hoá không thể đong đếm được được bán, đặc biệt là qua Internet.
Nghiên cứu của Anderson cho thấy tổng cầu của những hàng hóa ít phổ biến này có thể cạnh tranh với nhu cầu đối với hàng hóa chính thống.
Mặc dù các sản phẩm chủ đạo được tiếp cận đến khách hàng lớn hơn thông qua các kênh phân phối và ở các kệ hàng hàng đầu, khiến chi phí bán đầu của chúng rất lớn và làm giảm lợi nhuận.
Thay vào đó, các hàng hoá ít phổ biến vẫn tồn tại trên thị trường trong thời gian dài và vẫn được bán qua các kênh ngoài thị trường. Những hàng hóa này có chi phí phân phối và sản xuất thấp, nhưng vẫn có sẵn để bán.
(Tài liệu tham khảo: Long Tail, Investopedia)