|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chi phí thay thế (Replacement cost) là gì? Phân biệt chi phí thay thế và chi phí tái tạo

18:30 | 19/09/2019
Chia sẻ
Chi phí thay thế (tiếng Anh: Replacement cost) là chi phí hiện hành để xây dựng mới một công trình có giá trị sử dụng tương đương, nhưng vật liệu, phương pháp và kĩ thuật hiện đại sẽ được sử dụng để xây dựng và loại bỏ các bộ phận đã bị lỗi thời.
Jack & Jennifer

Hình minh họa

Chi phí thay thế (Replacement cost)

Định nghĩa

Chi phí thay thế trong tiếng Anh là Replacement costChi phí thay thế là chi phí hiện hành để xây dựng mới một công trình có giá trị sử dụng tương đương, nhưng vật liệu, phương pháp và kĩ thuật hiện đại sẽ được sử dụng để xây dựng và loại bỏ tất cả các bộ phận đã bị lỗi thời.

Các thuật ngữ liên quan

Chi phí tái tạo là chi phí hiện hành để xây dựng mới một công trình thay thế giống hệt công trình mục tiêu, bao gồm cả những điểm lỗi thời của nó.

Đặc trưng của chi phí thay thế

- Thông thường, chi phí thay thế cho giá trị thấp hơn so với chi phí tái tạo, vì không tính đến chi phí tạo ra các bộ phận lỗi thời và được tính toán dựa trên việc sử dụng vật liệu và kĩ thuật hiện đại.

- Chi phí thay thế mang tính thực tiễn cao, nên trong thực tế được sử dụng nhiều hơn so với chi phí tái tạo.

Phân biệt chi phí thay thế và chi phí tái tạo

Tiêu thứcChi phí thay thếChi phí tái tạo
1. Bản chấtTạo ra công trình mới có giá trị sử dụng tương đươngTạo ra công trình mới giống hệt công trình ban đầu
2. Tính chính xácThấp hơnCao hơn
3. Tính hiện thựcCao hơn do loại bỏ các yếu tố lỗi thời và sử dụng vật liệu và kĩ thuật hiện đại.Thấp hơn do các công trinh thường rất đa dạng về sự lỗi thời
4. Tính ứng dụngChi phí thay thế có tính hiện thực cao hơn do đó trên thực tế thường được sử dụng nhiều hơn chi phí tái tạo.
Chi phí tái tạo ít được ứng dụng hơn.
5. Hiệu quả về chi phíChi phí thay thế cho giá trị thấp hơn và hiệu quả hơn.Chi phí tái tạo tốn kém hơn do mất một bộ phận chi phí để tạo ra các bộ phận lỗi thời.

Các khoản mục chi phí tái tạo, chi phí thay thế bao gồm:

- Các chi phí trực tiếp: Nguyên vật liệu, nhân công, chi phí sử dụng máy thi công, các chi phí trực tiếp khác.

- Các chi phí chung: Chi phí phục vụ thi công, chi phí điều hành sản xuất tại công trường, chi phí quản lí của doanh nghiệp, các chi phí gián tiếp khác.

- Lợi nhuận, các khoản thuế, phí phải nộp theo qui định của pháp luật. Lợi nhuận nhà thầu trong phương pháp chi phí mang tính chất như chi phí bù đắp rủi ro, chi phí cơ hội của nhà thầu xây dựng.

(Tài liệu: Giáo trình Định giá tài sản, NXB Tài chính; Giáo trình Kinh doanh bất động sản, NXB Tài chính)

Minh Lan