Chi phí ban đầu (Prime Cost) là gì? Sự khác biệt giữa Chi phí ban đầu và Chi phí chuyển đổi
Chi phí ban đầu
Khái niệm
Chi phí ban đầu hay chi phí gốc, chi phí cơ bản trong tiếng Anh là Prime Cost.
Chi phí ban đầu là chi phí sản xuất của một sản phẩm, được tính toán để đảm bảo tỉ suất lợi nhuận tốt nhất cho công ty.
Chi phí ban đầu tính toán các chi phí trực tiếp của nguyên liệu thô và chi phí nhân công trực tiếp, không tính các chi phí gián tiếp như chi phí quảng cáo và quản lí.
Chi phí ban đầu = Chi phí nguyên liệu trực tiếp + Chi phí lao động trực tiếp
Đặc điểm Chi phí ban đầu
Chi phí ban đầu là tổng chi phí trực tiếp để sản xuất một mặt hàng, có thể là chi phí cố định hoặc chi phí thay đổi. Các doanh nghiệp sử dụng chi phí ban đầu như một cách đo lường tổng chi phí đầu vào sản xuất cần thiết để tạo ra một đầu ra nhất định.
Bằng cách phân tích chi phí ban đầu của một sản phẩm, một công ty có thể định giá để mang lại mức lợi nhuận mong muốn. Bằng cách giảm chi phí ban đầu, một công ty có thể tăng lợi nhuận hoặc giảm giá nhằm cạnh tranh với đối thủ.
- Các doanh nghiệp cần tính chi phí ban đầu của mỗi sản phẩm được sản xuất để đảm bảo họ đang tạo ra lợi nhuận.
- Các cá nhân tự làm chủ, như các nghệ nhân tạo ra và bán đồ nội thất theo yêu cầu thường sử dụng chi phí ban đầu để đảm bảo họ kiếm được đủ khoản tiền lương hàng giờ họ mong muốn trong khi vẫn thu được lợi nhuận từ mỗi sản phẩm được tạo ra.
Chi phí gián tiếp, chẳng hạn như các tiện ích, chi phí lương người quản lí và chi phí giao hàng không nằm trong chi phí ban đầu. Lí do tại sao chi phí gián tiếp được loại trừ khỏi chi phí ban đầu là chúng khó định lượng và phân bổ hơn.
Ví dụ về Chi phí ban đầu
Ví dụ, một thợ gỗ giàu kinh nghiệm được thuê để xản xuất một bàn ăn cho khách hàng. Các chi phí ban đầu là chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nguyên liệu thô, trong trường hợp này là gỗ, dụng cụ và sơn.
Các vật liệu đóng góp trực tiếp vào chi phí sản xuất bàn ăn là 200$. Thợ mộc tính phí 50$/ giờ lao động và mỗi cái bàn mất ba giờ để hoàn thành.
Chi phí ban đầu để sản xuất bàn ăn là: 200$ cho chi phí nguyên liệu thô + 150$ cho chi phí lao động trực tiếp = 350$.
Để tạo ra lợi nhuận, giá của bảng phải được đặt trên giá gốc.
Giả sử cùng một thợ gỗ tự làm và bán một chiếc bàn thủ công mới với giá 250$. Chi phí nguyên liệu thô là 200$ và một cái bàn phải mất ba giờ để thi công xong hoàn toàn. Không tính chi phí lao động, người thợ gỗ sẽ nhận được 50$.
Nếu chi phí lao động trực tiếp của anh ta là 15$/giờ, người thợ chỉ có lợi nhuận khiêm tốn là 5$. Do đó, sử dụng phương pháp chi phí ban đầu khi xác định mức giá nào sẽ được đặt cho hàng hóa và dịch vụ là điều quan trọng đối với những người tự làm chủ.
Nếu nghệ nhân mong muốn mức lương lao động là 20$/giờ và lợi nhuận là 100$, thì chi phí và giá gốc sẽ là 260$ (200$ cho vật liệu và 60$ cho lao động) và giá thực tế sẽ là 360$ (chi phí ban đầu + lợi nhuận mong muốn).
Sự khác biệt giữa Chi phí ban đầu và Chi phí chuyển đổi
Chi phí chuyển đổi cũng được sử dụng để tính toán lợi nhuận dựa trên chi phí sản xuất, bao gồm chi phí lao động trực tiếp cũng như các chi phí phát sinh (chi phí chung) do chuyển đổi nguyên liệu thô thành thành phẩm.
- Chi phí chung là chi phí không thể qui trực tiếp cho quá trình sản xuất nhưng cần thiết cho hoạt động sản xuất, như chi phí điện và các tiện ích khác cần có để giữ cho nhà máy sản xuất hoạt động.
- Chi phí nhân công trực tiếp giống như chi phí được sử dụng trong chi phí ban đầu.
Chi phí chuyển đổi cũng được sử dụng như một thước đo để đánh giá hiệu quả trong qui trình sản xuất có tính đến các chi phí chung còn lại ngoài các chi phí trong chi phí ban đầu.
Các nhà quản lí vận hành sử dụng chi phí chuyển đổi để xác định lãng phí nguồn lực (nếu có) trong qui trình sản xuất.
Hạn chế của Chi phí ban đầu
- Chi phí ban đầu chỉ là yếu tố chi phí trực tiếp và không đại diện cho tổng chi phí sản xuất, vì vậy có thể gây hiểu nhầm nếu chi phí gián tiếp tương đối lớn.
Một công ty có thể phải chịu một số chi phí khác sẽ không được tính vào chi phí ban đầu như tiền lương của người quản lí hoặc chi phí các vật tư bổ sung cần thiết để duy trì hoạt động của nhà máy.
Các chi phí khác này cũng được coi là chi phí sản xuất và được bao gồm trong tính toán chi phí chuyển đổi. Chi phí chuyển đổi có tính đến chi phí nhân công và chi phí chung nhưng không tính chi phí nguyên vật liệu.
- Một hạn chế thứ hai của chi phí ban đầu là phải xác định chính xác chi phí sản xuất nào thực sự là chi phí trực tiếp.
Để tính chi phí ban đầu một cách chính xác, phải có sự phân chia rõ ràng giữa các chi phí liên kết trực tiếp đến sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm so với các chi phí được yêu cầu để điều hành doanh nghiệp nói chung.
Các chi phí cụ thể được bao gồm trong tính toán chi phí ban đầu sẽ khác nhau phụ thuộc vào mặt hàng nào được sản xuất.
(Theo Investopedia)
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/