Chỉ báo dao động (Oscillator) trong chứng khoán là gì? Đặc điểm
Ảnh minh họa. Nguồn: Reg Trading.
Chỉ báo dao động
Khái niệm
Chỉ báo dao động tiếng Anh là Oscillator.
Oscillator là một loại chỉ báo dao động giữa các mức cụ thể và giá trị của nó sẽ thay đổi theo thời gian. Dao động có thể duy trì ở mức cực cao (khi nằm trong vùng vượt mua hoặc vượt bán) trong thời gian dài, nhưng chúng không thể tạo ra xu hướng trong dài hạn.
Khi giá trị của chỉ báo dao động tiếp cận giá trị tối đa, các nhà phân tích kĩ thuật giải thích thông tin đó có nghĩa là tài sản bị mua quá mức và khi nó tiếp cận mức giá trị tối thiểu, các nhà giao dịch coi tài sản đó là bị bán quá mức.
Đặc điểm của Chỉ báo dao động
Chỉ báo dao động thường được sử dụng kết hợp với các chỉ số phân tích kĩ thuật khác để đưa ra quyết định giao dịch. Các nhà phân tích thấy chỉ báo dao động có lợi nhất khi họ không thể tìm thấy một xu hướng rõ ràng trong giá cổ phiếu của công ty một cách dễ dàng, ví dụ như khi một cổ phiếu giao dịch theo chiều ngang hoặc đi ngang.
Các chỉ báo dao động phổ biến nhất là chỉ báo dao động ngẫu nhiên, chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), tỉ lệ thay đổi (ROC) và chỉ báo dòng tiền (MFI). Trong phân tích kĩ thuật, các nhà đầu tư nhận thấy chỉ báo dao động là một trong những công cụ kĩ thuật quan trọng nhất để hiểu, nhưng cũng có những chỉ số kĩ thuật khác mà các nhà phân tích thấy hữu ích trong việc tăng cường giao dịch của họ, như kĩ năng đọc biểu đồ và các chỉ số kĩ thuật.
Nếu một nhà đầu tư sử dụng chỉ báo dao động, trước tiên họ chọn hai giá trị; sau đó tạo ra một chỉ báo xu hướng giữa hai giá trị đó. Các nhà đầu tư sau đó sử dụng chỉ báo xu hướng để đọc các điều kiện thị trường hiện tại cho tài sản cụ thể đó.
Khi nhà đầu tư thấy rằng chỉ báo dao động di chuyển về phía giá trị cao hơn, nhà đầu sẽ biết tài sản đang bị mua quá mức. Ngược lại, khi dao động có xu hướng về giá trị thấp hơn, các nhà đầu tư sẽ đánh giá tài sản đang bị bán quá mức.
Các nhà phân tích kĩ thuật đánh giá các chỉ báo dao động phù hợp hơn với các thị trường đi ngang và đánh giá chúng hiệu quả hơn khi được sử dụng cùng với một chỉ báo kĩ thuật xác định thị trường đang trong một xu hướng hoặc giới hạn phạm vi cụ thể.
Ví dụ, một chỉ báo chéo trung bình trượt có thể được sử dụng để xác định xem một thị trường có trong một xu hướng nào hay không. Một khi các nhà phân tích xác định rằng thị trường không theo xu hướng nào, các tín hiệu của chỉ báo dao động trở nên hữu ích và hiệu quả hơn nhiều.
(Theo Investopedia)