|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chất lượng sản phẩm (Product quality) là gì? Chỉ tiêu phản ánh

19:28 | 04/09/2019
Chia sẻ
Chất lượng sản phẩm (tiếng Anh: Product quality) là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn.
461356498_4

Hình minh hoạ (Nguồn: gittigidiyor)

Chất lượng sản phẩm

Khái niệm

Chất lượng sản phẩm trong tiếng Anh được gọi là product quality.

Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau và mỗi cách tiếp cận lại hình thành một cách hiểu về chất lượng. Tuy nhiên có những cách tiếp cận cơ bản sau:

Tiếp cận tuyệt đối: Giá trị sử dụng tạo nên thuộc tính hữu ích của sản phẩm đó chính là chất lượng sản phẩm.

Tiếp cận sản xuất - sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là đại lượng mô tả các đặc tính kinh tế - kĩ thuật nội tại phản ánh giá trị sử dụng được xác định trên cơ sở hoàn hảo và phù hợp hệ thống kĩ thuật sản xuất.

Tiếp cận giá trị: Chất lượng là khả năng thỏa mãn nhu cầu của thị trường với chi phí thấp nhất.

Tiếp cận tiêu dùng: Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, các đặc trưng kinh tế - kĩ thuật của sản phẩm thể hiện sự thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng trong các điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn.

Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam ISO 8402 định nghĩa "Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn".

Tiêu chuẩn ISO 9000/2000: Chất lượng là mức độ của một tâp hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu (Nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu hay bắt buộc).

Đặc điểm của phạm trù chất lượng

- Là một phạm trù kinh tế - xã hội - kĩ thuật

Phát triển theo không gian và thời gian

Khi nền kinh tế mang tính toàn cầu hóa thì chất lượng cũng mang tính toàn cầu

- Là một phạm trù khách quan

Tính chất, đặc điểm nội tại sản phẩm được thể hiện trong quá trình hình thành và sử dụng

Thỏa mãn yêu cầu người tiêu dùng trong các điều kiện hoàn cảnh cụ thể

- Là một phạm trù mang tính chủ quan

Phụ thuộc vào các giải pháp thiết kế (75%), kiểm tra (20%) và nghiệm thu (5%)

Phụ thuộc vào lãnh đạo (50%), giáo dục (25%), người lao động (25%)

Qui tắc Pareto (80/20): Phụ thuộc lãnh đạo (80%) và người lao động (20%)

Deming: Do hệ thống (94%) và người lao động (6%)

Chất lượng sinh ra từ phòng giám đốc và thường chết tại đó. 

Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng

- Trên góc độ người tiêu dùng

Chất lượng "cảm nhận": là chất lượng mà người tiêu dùng cảm nhận được từ sản phẩm.

Chất lượng "đánh giá": là chất lượng khách hàng có thể kiểm tra trước khi mua.

Chất lượng "kinh nghiệm": là chất lượng mà khách hàng chỉ có thể đánh giá thông qua tiêu dùng.

Chất lượng "tin tưởng": là chất lượng người mua dựa vào tiếng tăm mà "tin tưởng" vào chất lượng do người sản xuất cung cấp. 

- Trên góc độ người sản xuất

Thường đánh giá trên cả 3 phương tiện Marketing, kĩ thuật và kinh tế

Thông qua hệ thống các chỉ tiêu phù hợp với từng loại sản phẩm, ở các khía cạnh sau:

Tính năng tác dụng, các tính chất cơ lí hóa, các chỉ tiêu thẩm mĩ, tuổi thọ, độ tin cậy, độ an toàn, tính dễ sử dụng, tính dễ vận chuyển, bảo quản, tính dễ sửa chữa, tiết kiệm tiêu hao năng lượng, nhiên liệu, chi phí, giá cả, mức gây ô nhiễm môi trường.

(Tài liệu tham khảo: Tài liệu Quản trị các đối tượng bên trong doanh nghiệp, ĐH Kinh tế Quốc dân)

Diệu Nhi