|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Câu đố về phần bù vốn (Equity Premium Puzzle - EPP) là gì? Những điều cần biết về EPP

18:37 | 08/05/2020
Chia sẻ
Câu đố về phần bù vốn (tiếng Anh: Equity Premium Puzzle, viết tắt: EPP) là một hiện tượng mô tả lợi nhuận thực tế của cổ phiếu cao hơn bất thường so với trái phiếu chính phủ.
Câu đố phần bù vốn cổ phần (Equity Premium Puzzle) là gì? Hiểu về câu đố phần bù vốn cổ phần - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Capital.com)

Câu đố về phần bù vốn

Khái niệm

Câu đố về phần bù vốn trong tiếng Anh là Equity Premium Puzzle, viết tắt là EPP.

Câu đố về phần bù vốn là một hiện tượng mô tả lợi nhuận thực tế của cổ phiếu cao hơn bất thường so với trái phiếu chính phủ. Phần bù vốn được xác định bằng lợi nhuận vốn cổ phần trừ đi lợi nhuận trái phiếu, trung bình khoảng 6,4% trong khoảng thời gian hơn 100 năm ở Mỹ. Phần bù được cho là phản ánh rủi ro tương đối của cổ phiếu so với trái phiếu chính phủ. Nhưng câu đố được đặt ra bởi vì tỉ lệ lớn bất ngờ này chứng tỏ mức độ rủi ro cao bất hợp lí giữa các nhà đầu tư.

Hiểu về câu đố về phần bù vốn

Câu đố về phần bù vốn lần đầu tiên được công bố chính thức trong một nghiên cứu của Rajquer Mehra và Edward C. Prescott năm 1985. Nó vẫn là một bí ẩn đối với các học giả tài chính cho đến ngày nay. Theo một số học giả, sự khác biệt quá lớn để phản ánh mức bồi thường phù hợp cho hậu quả của rủi ro nhà đầu tư. Do đó, phần bù thực sự phải thấp hơn nhiều so với mức trung bình lịch sử là 6,4%. Câu đố đặt ra không chỉ cho Mỹ, Anh cũng có lợi nhuận thặng dư vốn cổ phần trên 6% và các nhà đầu tư ở Nhật Bản, Đức và Pháp đã được hưởng về phần bù vốn trên 9%.

Kể từ khi công bố câu đố về phần bù vốn, nhiều nỗ lực đã được thực hiện để giải quyết trong giới hàn lâm. Trong lí thuyết triển vọng của Daniel Kahneman và Amos Tversky, vai trò của nợ cá nhân, tầm quan trọng của thanh khoản, tác động của qui định của chính phủ và các cân nhắc thuế - những yếu tố này đã được áp dụng cho cho câu đố nhằm giải thích cho phần bù cao. Tuy nhiên, thực tế rằng các nhà đầu tư vẫn có lời hơn khi nắm giữ cổ phiếu thay vì trái phiếu chính phủ.

(Theo Investopedia)

Lê Huy

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.