|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Can thiệp thị trường ngoại hối (Foreign Exchange Intervention) của chính phủ là gì?

11:33 | 25/09/2019
Chia sẻ
Can thiệp thị trường ngoại hối (tiếng Anh: Foreign Exchange Intervention) là biện pháp chính phủ một nước sử dụng để ổn định đồng tiền nước đó.
businessman-hand-controlling-dollar-vector-16789545

Hình minh họa. Nguồn: Vectorstock.com

Can thiệp thị trường ngoại hối của chính phủ

Khái niệm

Can thiệp thị trường ngoại hối của chính phủ trong tiếng Anh là Foreign Exchange Intervention.

Can thiệp thị trường ngoại hối là một công cụ của chính sách tiền tệ được ngân hàng trung ương sử dụng. Biện pháp này thường được thực hiện bằng các sử dụng nguồn dự trữ hoặc quyền in thêm tiền của ngân hàng trung ương.  

Các ngân hàng trung ương, đặc biệt tại các nước đang phát triển, can thiệp vào thị trường ngoại hối để xây dựng dự trữ cho chính bản thân hoặc cung cấp dự trữ cho các ngân hàng trong nước. Mục đích của biện pháp này thường là để ổn định tỷ giá hối đoái.

Khi một ngân hàng trung ương tăng cung tiền thông qua các phương thức khác nhau thì phải cẩn trọng để giảm thiểu các tác động ngoài ý muốn như lạm phát. Thành công của can thiệp ngoại hối phụ thuộc vào cách ngân hàng trung ương vô hiệu hóa tác động của các can thiệp, cũng như các chính sách kinh tế vĩ mô chung do chính phủ đặt ra. 

Hai khó khăn mà các ngân hàng trung ương phải đối mặt là xác định thời gian và số lượng can thiệp, vì chúng rất khó để xác định. Qui mô của nguồn dự trữ, vấn nạn kinh tế mà đất nước đang đối mặt và các điều kiện thị trường luôn thay đổi đòi hỏi phải có một lượng nghiên cứu và hiểu biết hợp lí trước khi xác định cách thức can thiệp.

Trong một số trường hợp, ngân hàng trung ương phải thực hiện điều chỉnh hoạt động can thiệp ngay sau lần thử đầu tiên.

Nguyên nhân chính phủ can thiệp thị trường ngoại hối

Sự can thiệp thị trường ngoại hối của chính phủ có hai mục đích chính. 

Thứ nhất, ngân hàng trung ương hoặc chính phủ có thể đánh giá rằng tiền tệ của nước họ đang chệch hướng và tạo ra ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế trong nước. 

Ví dụ, các nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu có thể thấy rằng tỉ giá đồng tiền nước họ đang quá cao để các quốc gia khác có thể mua được hàng hóa nước này sản xuất sản xuất. Họ có thể can thiệp để giữ mức tỉ giá phù hợp để các quốc gia khác nhập khẩu hàng hóa của họ.

Thứ hai, sự can thiệp có thể là một phản ứng ngắn hạn đối với một sự kiện nào đó. Các ngân hàng trung ương sẽ can thiệp với mục đích duy nhất là cung cấp thanh khoản và giảm biến động. 

Ví dụ, sau khi Ngân hàng Trung ương Thụy sĩ loại bỏ mức tỉ giá sàn của franc Thụy Sĩ so với đồng Euro, đồng tiền nước này đã mất giá tới 25%. Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ đã can thiệp trong thời gian ngắn để ngăn chặn đồng franc giảm hơn nữa và kiềm chế biến động.

Rủi ro của việc chính phủ can thiệp thị trường ngoại hối

Can thiệp thị trường ngoại hối có thể làm giảm uy tín của một ngân hàng trung ương nếu không duy trì được sự ổn định. Việc bảo vệ đồng tiền quốc gia khỏi các cuộc đầu cơ là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1994 ở Mexico và là nhân tố hàng đầu trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.

(Theo investopedia)

Hằng Hà

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.