Biên lợi nhuận gộp từ quá trình gia công (Gross Processing Margin - GPM) là gì?
Biên lợi nhuận gộp từ quá trình gia công (GPM)
Khái niệm
Biên lợi nhuận gộp từ quá trình gia công trong tiếng Anh là Gross Processing Margin; viết tắt là GPM.
Biên lợi nhuận gộp từ quá trình gia công (GPM) là chênh lệch giữa giá vốn của hàng hóa thô và thu nhập mà nó tạo ra một khi được bán dưới dạng thành phẩm. Biên lợi nhuận gộp từ quá trình gia công bị ảnh hưởng bởi cung và cầu. Giá cả hàng hóa thô biến động, tạo ra sự chênh lệch không ngừng giữa đầu vào của hàng hóa thô và sản phẩm đã gia công.
Các nhà đầu tư, nhà giao dịch và nhà đầu cơ có thể giao dịch hợp đồng tương lai dựa trên chênh lệch giá giữa một hàng hóa thô và sản phẩm cuối cùng mà nó tạo ra. Ví dụ, một nhà giao dịch có thể mua hàng hóa và bán thành phẩm của nó.
Hiểu về Biên lợi nhuận gộp từ quá trình gia công
Biên lợi nhuận gộp từ quá trình gia công có thể chuyển từ mức độ rộng sang mức độ hẹp theo mùa, hoặc các sự kiện thời tiết bất thường hay bất ổn trong một khu vực... là những yếu tố quan trọng trong việc sản xuất hàng hóa. Khi mức chênh lệch cho biên lợi nhuận gộp từ quá trình gia công mở rộng, có nghĩa là việc định giá đầu ra vượt quá chi phí đầu vào, thường được xem là tín hiệu cho việc mở rộng công suất sản xuất.
Biên lợi nhuận gộp từ quá trình gia công thường tăng vì một trong hai lí do. Thứ nhất, hàng hóa đầu vào gặp sự cố, có thể là do sản xuất quá mức hoặc đơn giản là may mắn, và do đó giá giảm đi đáng kể. Thứ hai, giá cho các sản phẩm gia công tăng do nhu cầu ngày càng tăng. Vì sức khỏe của toàn bộ chuỗi giá trị, các nhà đầu tư thường muốn biên lợi nhuận gộp từ quá trình gia công tăng do nó đại diện cho sự tăng trưởng công nghiệp bền vững hơn.
Biên lợi nhuận gộp từ quá trình gia công của hai doanh nghiệp sử dụng cùng một hàng hóa thô có thể rất khác nhau tùy thuộc vào các sản phẩm cuối cùng. Điều này áp dụng cho tất cả mọi hàng hóa từ đậu nành đến dầu thô, nhưng dễ hiểu nhất là về chăn nuôi và chế biến thịt.
Hai nhà chế biến thịt lợn đang làm việc với cùng một mặt hàng thô, nhưng nếu một người chỉ bán toàn bộ thịt đông lạnh và bên kia bán một loạt các sản phẩm mang lại giá trị gia tăng bao gồm thịt xông khói, xúc xích và thịt ướp, thì biên lợi nhuận gộp từ quá trình gia công của họ có thể sẽ phản ánh sự khác biệt của sản phẩm đó.
Các nhà bán buôn đông lạnh có chi phí sản xuất thấp hơn nhưng chi phí mua sắm tương tự. Giá trị gia tăng tập trung vào gia công phải bỏ nhiều chi phí và thời gian để chế biến thịt nhưng sẽ mang lại tiền lãi cao hơn nhiều khi bán.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)