Bảo trì (Maintenance) là gì? Thực chất của bảo trì trong doanh nghiệp
Bảo trì (Maintenance)
Định nghĩa
Bảo trì trong tiếng Anh là Maintenance.
Bảo trì là hoạt động chăm sóc kĩ thuật, điều chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế một hoặc nhiều chi tiết hay cụm chi tiết máy nhằm duy trì hoặc khôi phục các thông số hoạt động, bảo đảm máy móc thiết bị hoạt động với năng suất, tốc độ, tải trọng đã xác định trước.
Thực chất của bảo trì trong doanh nghiệp
- Khi đề cập đến bảo trì, nhiều doanh nghiệp cho rằng đối tượng bảo trì bao gồm máy móc thiết bị của nhà xưởng. Nhưng nếu hiểu một cách toàn diện thì hoạt động bảo trì phải được quan tâm ở tất cả các bộ phận liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
- Đối tượng của bảo trì bao gồm nhà xưởng, mặt bằng sản xuất, máy móc thiết bị sản xuất, thang máy, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống máy phát điện, thậm chí cả căng tin và nhà vệ sinh công cộng.
Hình thức bảo trì
Bảo trì bao gồm các hình thức sau:
(1) Bảo trì hiệu chỉnh
- Bảo trì hiệu chỉnh thực chất là việc sửa chữa, hoạt động này được tiến hành khi máy móc, thiết bị ngừng hoạt động.
Ví dụ: Động cơ điện không khởi động, băng tải bị rách hay trục bị gẫy. Trong trường hợp này bộ phận bảo trì ghi lại những sự cố và tiến hành sửa chữa cần thiết. Về lí thuyết, nếu doanh nghiệp chỉ làm công việc hiệu chỉnh thì sẽ là vô nghĩa khi thiết bị đã hỏng và cần được sửa chữa.
- Ưu điểm
• Tận dụng tối đa thời gian sử dụng máy
• Giảm đầu tư ban đầu, không cần có xưởng bảo trì
• Có thể dẫn tới hư hỏng toàn bộ và phải thay thế máy mới
- Nhược điểm
• Thụ động, lịch trình sản xuất không được đảm bảo
• Chi phí sửa chữa cao về nhân lực và phụ tùng thay thế.
+ Bảo trì dự phòng
- Bảo trì dự phòng là tổng hợp các biện pháp tổ chức, kĩ thuật về bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa, được tiến hành theo chu kì sửa chữa và theo kế hoạch nhằm hạn chế sự hao mòn, ngăn ngừa sự cố máy móc thiết bị, đảm bảo thiết bị luôn hoạt động trong trạng thái bình thường.
- Trái ngược với bảo trì hiệu chỉnh, bảo trì dự phòng được tiến hành trước khi cần sửa chữa và nhằm giảm thiểu khả năng bị gián đoạn sản xuất. Bảo trì dự phòng bao gồm:
• Thiết kế và lắp đặt thiết bị đúng yêu cầu kĩ thuật
• Định kì kiểm tra nhà máy và thiết bị để ngăn ngừa những hỏng hóc trước khi chúng xảy ra.
• Lập kế hoạch sửa chữa chỏ, vừa và lớn
• Điều chỉnh các bộ phận và tổ hợp máy
• Chăm sóc, bảo dưỡng các thiết bị
• Tra dầu mỡ đúng qui định, lau chùi, sơn nhà xưởng và thiết bị
• Dự phòng trước những sự cố có thể xảy ra thông qua công tác dự báo
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị tác nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)